Indonesia tìm cách đưa các nạn nhân bị lừa đảo ở Myanmar về nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với việc phát hiện hàng chục ngàn người là nạn nhân bị lừa đảo ở Myanmar trong thời gian qua, ngành chức năng Indonesia đang tích cực tìm cách đưa các nạn nhân của nước mình sớm hồi hương.

nan-nhan-bi-lua-dao-o-myanmar-duoc-giai-cuu-cho-dua-ve-nuoc-anh-chalinee-thirasupa-reuters.jpg
Nạn nhân bị lừa đảo ở Myanmar được giải cứu, chờ đưa về nước. Ảnh: Chalinee Thirasupa/ Reuters

Ngày 21/2, Bộ Ngoại giao Indonesia cho biết đang triển khai các biện pháp hỗ trợ tích cực để hồi hương 92 công dân nước này được cho là nạn nhân của hoạt động buôn người ở Myawaddy, Myanmar.

Hầu hết công dân Indonesia xin hồi hương do làm việc bất hợp pháp, tham gia đường dây cờ bạc trực tuyến. Một số đối tượng nằm trong đường dây buôn người.

Từ 2020 đến tháng 09/2024, Indonesia đã hồi hương 4.700 lao động từ các cơ sở lừa đảo trực tuyến. Cũng có công dân Indonesia bị kẹt trong một số cơ sở tội phạm mạng đặt tại Campuchia.

Theo Bộ Ngoại giao Indonesia, tính đến tháng 2 năm 2025, khoảng 6.800 công dân Indonesia được xác định có liên quan đến các tổ chức buôn người và hoạt động cờ bạc trực tuyến, trong đó Myanmar là một trong 10 quốc gia điểm đến dựa trên hồ sơ của Bộ Ngoại giao Indonesia.

Cơ quan chống buôn người thuộc Liên Hợp Quốc ( LHQ) coi tội phạm buôn người xuyên biên giới, mà nạn nhân là những thanh niên, là hoạt động giống như nạn buôn bán nô lệ. Theo LHQ, các nạn nhân bị mắc kẹt ở nước ngoài, phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, bị vắt kiệt sức lao động mà không biết ngày mai.

Có thể bạn quan tâm

Giữ vững mạch an sinh, thông suốt chính sách sau hợp nhất

Giữ vững mạch an sinh, thông suốt chính sách sau hợp nhất

(GLO)- Sau khi chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-6-2025 trên cơ sở hợp nhất 2 đơn vị BHXH Bình Định và BHXH Gia Lai, BHXH khu vực XXIII đã nhanh chóng ổn định tổ chức, thông suốt vận hành nghiệp vụ, đảm bảo không gián đoạn chính sách, giữ vững lưới an sinh xã hội tại tỉnh Gia Lai (mới).

Thủ lĩnh của làng

Thủ lĩnh của làng

(GLO)- Là người gốc Campuchia nhưng dưới họa diệt chủng của bọn Pol Pot, năm 1978, Rơ Mah Blơi đã cùng gia đình sang Việt Nam lánh nạn. Gần 50 năm qua, ông đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của mảnh đất này, cùng chung tay vun đắp mối quan hệ đoàn kết hai bên biên giới.

Chị Nay H’Uôn (thứ 2 từ phải sang, buôn Ji, xã Krông Năng) cùng 4 người bạn vui mừng vì đã sẻ chia giọt máu hồng, trao thêm cơ hội được cứu sống cho các bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

Hạnh phúc khi được sẻ chia giọt máu hồng

(GLO)- Đông đảo tình nguyện viên huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã tham gia buổi hiến máu tình nguyện vào sáng 28-6. Với họ, hiến máu không chỉ giúp phục vụ tốt hơn công tác cứu chữa bệnh nhân mà còn lan tỏa thông điệp nhân văn vì cộng đồng.

Thắp lửa yêu thương từ căn bếp nhỏ

Thắp lửa yêu thương từ căn bếp nhỏ

(GLO)- Đều đặn 4 giờ 30 phút sáng mỗi ngày, các thành viên của nhóm Bếp Thiện Nguyện Gia Lai (số 56A, đường Tôn Thất Tùng, TP. Pleiku) lại nhóm lửa nấu nướng và trao từng suất cơm, cháo nóng đến tận tay những mảnh đời kém may mắn.

Gia Lai: Gần 91,5% số nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đã hoàn thành

Gia Lai: Gần 91,5% số nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đã hoàn thành

(GLO)- Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai, tính đến chiều 26-6, toàn tỉnh đã khởi công xây mới và sửa chữa 8.090 căn nhà (đạt 99,88% so với kế hoạch), trong đó xây mới 6.575 căn và sửa chữa 1.515 căn. Đến nay, toàn tỉnh có 7.406 căn nhà đã hoàn thành, đạt 91,43%.

null