Đak Đoa: Phấn đấu năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50%

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa vừa ban hành kế hoạch số 78/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 06/NQ-CP ngày 10-1-2023 của Chính phủ về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hiện đại, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện.

Theo đó, huyện phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn huyện đạt 50%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30%; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 2%. Ngoài ra, tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội đạt 10,03%, trong đó, bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 4,2%, bảo hiểm xã hội bắt buộc 5,83% lực lượng lao động trong độ tuổi; 3,78% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

dak-doa-phan-dau-nam-2025-ty-le-lao-dong-qua-dao-tao-dat-50-anh-ha-duy-115-384-2784.jpg
Đak Đoa phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50%. Ảnh: Hà Duy

Để đạt kết quả đó, kế hoạch cũng đề ra một số giải pháp, như: đầu tư, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện, đáp ứng nhu cầu đào tạo đa ngành nghề của người lao động; đẩy mạnh chuyển đổi số trong đào tạo, đa dạng hóa các loại hình đào tạo; tập trung đào tạo nghề, tạo việc làm để phát triển thị trường lao động ở nông thôn phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Đồng thời, rà soát, thu thập thông tin cung cầu lao động để đánh giá, dự báo nhu cầu nhân lực theo từng ngành, lĩnh vực để kịp thời kết nối, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp; phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đẩy mạnh, nâng cao chất lượng tổ chức các phiên giao dịch việc làm, hội chợ việc làm, nhất là vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Ngoài ra, huyện sẽ tăng cường thu hút các dự án đầu tư và phát triển các ngành kinh tế tạo nhiều việc làm bền vững. Ưu tiên, bố trí nguồn vốn ủy thác qua Chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội huyện để đẩy mạnh hoạt động cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm; cho vay hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, góp phần thúc đẩy tạo việc làm mới, việc làm cho đối tượng yếu thế, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm nông nghiệp của bà con vùng DTTS được hỗ trợ quảng bá, giới thiệu thông qua các chương trình xúc tiến thương mại. Ảnh: V.T

Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 3 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, các ngành và địa phương trong tỉnh Gia Lai tập trung hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Hạt thóc nghĩa tình

Hạt thóc nghĩa tình

(GLO)- Từ sáng kiến kho thóc tình thương của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Bùi Ngọc Đủ khi ông công tác tại Hội Cựu chiến binh huyện Mang Yang, phong trào đã lan rộng tới các Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã trên địa bàn huyện.

Trao sinh kế, bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Trao sinh kế, bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

(GLO)- Sáng 29-10, Cục Quản lý thị trường Gia Lai phối hợp với Cơ sở sản xuất nước chấm Tương Việt Hoa Sen Tây Nguyên tổ chức trao mô hình sinh kế và khánh thành bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo tại làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.