Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trả lời kiến nghị của cử tri Gia Lai về hỗ trợ đào tạo nghề nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- 

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trả lời kiến nghị của cử tri Gia Lai về hỗ trợ đầu tư cho trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên và đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

*Kiến nghị:

- “Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) thì cơ sở GDNN bao gồm: trung tâm GDNN; trường trung cấp và trường cao đẳng. Vì vậy, một số Trung tâm GDNN-Giáo dục thường xuyên (GDTX) chưa thuộc đối tượng thụ hưởng kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị từ các nội dung về GDNN của Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nên việc giải ngân nguồn vốn gặp nhiều khó khăn và chưa đảm bảo chất lượng đào tạo nghề cho người lao động.

Đề nghị Chính phủ bổ sung Trung tâm GDNN-GDTX là đối tượng thụ hưởng các CTMTQG” (Kiến nghị số 34).

-“Theo quy định tại Luật GDNN năm 2014, cơ sở GDNN bao gồm: trung tâm GDNN, trường trung cấp, trường cao đẳng. Từ năm 2015 trở lại đây, thực hiện hướng dẫn của trung ương, tỉnh Yên Bái đã thực hiện việc sáp nhập Trung tâm Dạy nghề với Trung tâm GDTX, thành Trung tâm GDNN-GDTX. Sau khi sáp nhập, các trung tâm vẫn hoạt động dạy nghề theo quy định của Luật GDNN. Trong khi đó, theo quy định tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg và Quyết định số 90/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đối tượng hỗ trợ của các dự án, tiểu dự án thành phần phát triển GDNN thuộc 2 CTMTQG là “cơ sở GDNN”.

Theo Văn bản số 1516/TCGDNN- KHTC ngày 31-7-2023 của Tổng cục GDNN về việc giải quyết các vướng mắc trong thực hiện các nội dung về GDNN thuộc 3 CTMTQG giai đoạn 2021-2025, các Trung tâm GDNN-GDTX không phải là cơ sở GDNN, do đó các Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện không thuộc diện được hỗ trợ đầu tư từ CTMTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và CTMTQG giảm nghèo bền vững.

Trong khi đó, các trung tâm này có chức năng GDNN và GDTX và trên thực tế đang đảm nhận việc đào tạo nghề ngắn hạn cho phần lớn lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh. Do đó, cử tri đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo bổ sung Trung tâm GDNN-GDTX vào danh sách đối tượng thụ hưởng chính sách tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg và Quyết định số 90/QĐ-TTg”. (Kiến nghị số 37).

* Trả lời

Đối với các kiến nghị liên quan đến việc hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện đào tạo cho các Trung tâm GDNN-GDTX từ nguồn vốn thuộc các CTMTQG, đề nghị địa phương thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về giáo dục, GDNN; Quyết định số 1719/QĐ-TTg, Quyết định số 90/QĐ-TTg; Thông tư số 55/2023/TT-BTC; Thông tư số 17/2022/TT-BLĐTBXH và Thông tư số 03/2023/TT-BLĐTBXH. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất giải pháp tháo gỡ vướng mắc, báo cáo cấp có thẩm quyền vào thời điểm thích hợp và bảo đảm điều kiện về nguồn vốn theo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại Thông báo số 521/TB-VPCP ngày 14-12-2023 của Văn phòng Chính phủ.

Sinh viên Trường Cao đẳng Gia Lai thực hành sửa chữa động cơ ô tô. Ảnh: Đ.T
Sinh viên Trường Cao đẳng Gia Lai thực hành sửa chữa động cơ ô tô. Ảnh: Đ.T

*Kiến nghị:

-“Tại điểm a khoản 2 Điều 5 Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28-9-2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng thì mức hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học hiện nay là quá thấp, không còn đủ để đáp ứng nhu cầu ăn uống cơ bản của học viên trong thời gian học tập, học viên phải chi trả thêm phần lớn chi phí ăn uống, đặc biệt đối với những học viên có hoàn cảnh khó khăn.

Cử tri kiến nghị điều chỉnh tăng mức hỗ trợ cho phù hợp để thu hút nhiều lao động (thuộc khoản 1 Điều 5) tham gia học nghề, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội ở khu vực nông thôn” (Kiến nghị số 160).

-“Mức hỗ trợ tiền ăn cho người lao động (được quy định tại Điều 5 của Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28-9-2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng là 30.000 đồng/người/ngày) còn thấp, do đó khó huy động đối tượng tham gia đạt kế hoạch đề ra. Đề nghị điều chỉnh mức hỗ trợ tiền ăn cho người học thuộc đối tượng thụ hưởng từ 30.000 đồng/người/ngày lên 50.000 đồng/người/ngày thực học” (Kiến nghị số 165).

-“Kiến nghị nghiên cứu, sửa đổi Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28-9-2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng theo hướng tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho người lao động tham gia học đào tạo nghề cho phù hợp tình hình thực tế, vì hiện nay mức hỗ trợ tiền ăn cho người lao động tham gia học đào tạo nghề 30.000 đồng/người/ngày là thấp” (Kiến nghị số 181)

“Đề nghị Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính tham mưu Chính phủ nâng mức hỗ trợ tiền ăn đối với người học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28-9-2015 của Thủ tướng Chính phủ. Cử tri cho rằng, mức hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học không phù hợp với thực tế hiện nay. Đề nghị nâng mức hỗ trợ tiền ăn từ 50.000 đồng/người/ngày trở lên" (Kiến nghị số 90).

*Trả lời:

Mức hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28-9-2015 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó quy định ngoài việc được hỗ trợ đào tạo, một số đối tượng còn được hỗ trợ tiền ăn (30.000 đồng/người/ngày thực học), tiền đi lại (200.000 đồng/người/khóa học).

Mức hỗ trợ cho lao động nông thôn tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg được xây dựng từ năm 2015, tuy chưa được điều chỉnh, nhưng Thủ tướng Chính phủ cũng đã có quy định khuyến khích các bộ, ngành, địa phương, cơ sở đào tạo tùy điều kiện và khả năng, huy động thêm các nguồn kinh phí khác để hỗ trợ thêm tiền ăn, tiền đi lại cho người học trong thời gian đào tạo.

Tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ rà soát để tham mưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku: Trường Tiểu học-THCS Bùi Thị Xuân đạt giải nhất tại chương trình ngoại khóa liên trường

Pleiku: Trường Tiểu học-THCS Bùi Thị Xuân đạt giải nhất tại chương trình ngoại khóa liên trường

(GLO)- Ngày 12-4, tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), Trường Tiểu học-THCS Bùi Thị Xuân phối hợp với Trường THCS Trưng Vương, THCS Nguyễn Văn Cừ, Trung tâm Ngoại ngữ Lanna-Popodoo Pleiku tổ chức chương trình ngoại khóa liên trường câu lạc bộ tiếng Anh năm học 2024-2025 dành cho học sinh khối 9.

Người dân xã Chư Gu lưu thông qua cầu tạm. Ảnh: L.N

Người dân xã Chư Gu mong ước cây cầu bắc qua sông Ba

(GLO)- Để rút ngắn thời gian di chuyển đến khu sản xuất, người dân xã Chư Gu (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã tự làm cầu tạm bắc qua sông Ba. Vì vậy, việc có một cây cầu được đầu tư kiên cố để đi lại thuận tiện, an toàn hơn là mong mỏi của hàng ngàn hộ dân nơi đây suốt nhiều năm qua.

Bà Rơ Ô H’Hieng-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ buôn Tul (xã Ia Broăi) hướng dẫn em Rơ Ô H’Tra học bài. Ảnh: R.H

Điểm tựa cho trẻ mồ côi

(GLO)- Hưởng ứng chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động, từ năm 2021 đến nay, Hội LHPN xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã tích cực triển khai hoạt động hỗ trợ trẻ mồ côi và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Pleiku: Xác minh thông tin nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Nhóm lớp mầm non tư thục Hoa Hướng Dương

Pleiku: Xác minh thông tin nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Nhóm lớp mầm non tư thục Hoa Hướng Dương

(GLO)- Chiều 8-4, Phòng Quản lý an toàn thực phẩm (Sở Y tế Gia Lai) phối hợp với Trung tâm Y tế TP. Pleiku kiểm tra đột xuất tại Nhóm lớp mầm non tư thục Hoa Hướng Dương (535 Phạm Văn đồng, phường Đống Đa, TP. Pleiku) để xác minh thông tin phản ánh của người dân nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại đây.

Gia đình anh Rơ Châm Nek có nguồn thu khoảng 200 triệu đồng/năm từ trồng trọt. Ảnh: T.D

“Làng Campuchia” trên đất Gia Lai

(GLO)- Gần nửa thế kỷ sau cuộc trốn chạy khỏi nạn diệt chủng Pol Pot để đến định cư ở làng Triêl (xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), cuộc sống của những người dân Campuchia đã ổn định và ngày càng sung túc.

Niềm vui từ những căn nhà chữ thập đỏ

Niềm vui từ những căn nhà chữ thập đỏ

(GLO)- Nhằm hiện thực hóa giấc mơ “an cư, lạc nghiệp” cho người nghèo, thời gian qua, các cấp Hội Chữ thập đỏ trong tỉnh Gia Lai đã huy động sự đóng góp của cộng đồng để xây dựng những căn nhà chữ thập đỏ, mang lại niềm vui cho nhiều hộ gia đình.