Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và chế biến bơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Nhận thấy việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và chế biến nông sản đang mang lại hiệu quả cao, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ (KH-CN) tỉnh Gia Lai đã triển khai mô hình “Sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến quả bơ tại tỉnh Gia Lai”.

Mô hình đã góp phần tăng năng suất, đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao giá trị cho cây bơ.

Mô hình sản xuất và chế biến bơ được Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN tỉnh triển khai tại Hợp tác xã (HTX) Sản xuất, thương mại, dịch vụ, du lịch nông nghiệp Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) và Công ty TNHH Xuất nhập khẩu bơ Mỹ Hoàng Gia (huyện Ia Grai) với quy mô trên 20 ha bơ booth và bơ hass.
Ông Thiều Thảo Minh-Trưởng phòng Nghiên cứu-Triển khai (Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN tỉnh), Chủ nhiệm mô hình-thông tin: Mặc dù có sản lượng bơ lớn song số đảm bảo an toàn thực phẩm ở Gia Lai chiếm tỷ lệ rất thấp. Tỷ lệ xuất khẩu thấp, việc sản xuất và chế biến bơ thành các sản phẩm hàng hóa có giá trị còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, việc chế biến và bảo quản bơ trong tỉnh mới dừng lại ở quy mô nhỏ.

“Nhằm tạo ra quả bơ đảm bảo an toàn thực phẩm, kéo dài thời hạn bảo quản và nâng cao chất lượng chế biến, mở rộng thị trường cho sản phẩm bơ, chúng tôi đã triển khai thực hiện mô hình “Sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến quả bơ tại tỉnh Gia Lai”-ông Minh cho hay.

Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chế biến bơ giúp nâng cao giá trị sản phẩm. Ảnh: M.K

Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chế biến bơ giúp nâng cao giá trị sản phẩm. Ảnh: M.K

Trước đây, HTX Sản xuất, thương mại, dịch vụ, du lịch nông nghiệp Ia Mơ Nông trồng và thu hoạch bơ theo kinh nghiệm truyền thống. Đa phần quả bơ được bán cho thương lái rồi phân phối lại cho các chợ, đầu mối bán lẻ…

Ông Lê Văn Thanh-Giám đốc HTX-cho biết: “Hợp tác xã đã liên kết với các hộ dân để sản xuất và chế biến bơ theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích hơn 10 ha. Tham gia mô hình, HTX đã áp dụng quy trình sản xuất, thu hoạch bơ theo tiêu chuẩn VietGAP, áp dụng bảo quản theo hướng ứng dụng quy trình, công nghệ tiên tiến. Hợp tác xã đã ký kết với Công ty TNHH Xuất nhập khẩu bơ Mỹ Hoàng Gia để bao tiêu sản phẩm bơ đạt tiêu chuẩn”.

Theo đó, sau khi thu hái, những quả bơ chín đạt tiêu chuẩn phải được vận chuyển kịp thời về nơi bảo quản đảm bảo thoáng mát, khô ráo. Sau khi phân loại quả sẽ đưa vào xử lý bằng phương pháp xử lý 1-MCP kết hợp với lưu trữ ở 80 độ C giúp kéo dài thời gian bảo quản.

Bà Võ Thị Thùy Ngân-Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN tỉnh: “Việc thúc đẩy các đơn vị tìm hiểu và nhân rộng khá thuận lợi. Trung tâm và các đơn vị sẽ phối hợp cùng cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn, phổ biến công nghệ nhằm nhân rộng mô hình sản xuất và chế biến bơ ở các địa phương trong tỉnh”.

Ở công đoạn chế biến sản phẩm dầu bơ, mô hình triển khai xây dựng tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu bơ Mỹ Hoàng Gia với công suất đạt 15-18 lít sản phẩm/ngày (tương ứng khoảng 270 kg nguyên liệu). “Hiện tại, trên địa bàn tỉnh đã có một số cơ sở chế biến dầu bơ nhỏ lẻ sử dụng phương pháp thủ công, nén ép cơ học. Tuy nhiên, phương pháp này cho tỷ lệ thu hồi dầu thấp (dưới 60%), dầu còn lẫn nhiều tạp chất, chi phí sản xuất cao... Vậy nên, việc ứng dụng các quy trình chế biến tiên tiến rất cần thiết. Chúng tôi đã sử dụng phương pháp chiết xuất bằng enzyme nhằm giữ nguyên chất lượng của dầu bơ với tỷ lệ thu hồi cao. Đồng thời, thuận lợi trong việc nâng công suất của hệ thống thiết bị”-ông Minh nêu rõ. Dung dịch bơ sau khi xử lý enzyme được hệ thống bơm qua công đoạn tách sơ bộ bằng phương pháp lọc dạng túi để loại bỏ lượng bã. Lượng bã được đưa đi sơ chế thành các sản phẩm giá trị khác hoặc làm thức ăn chăn nuôi; hỗn hợp dịch dầu, nước và một phần bã còn lại được chuyển qua công đoạn lọc ly tâm tinh để tách dầu bơ nguyên chất.

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN tỉnh giới thiệu cho các đơn vị, cá nhân về quy trình sản xuất và chế biến bơ. Ảnh: Mai Ka

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN tỉnh giới thiệu cho các đơn vị, cá nhân về quy trình sản xuất và chế biến bơ. Ảnh: Mai Ka

Bà Võ Thị Thùy Ngân-Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN tỉnh-cho biết: Hiệu quả của mô hình sản xuất và chế biến bơ được Trung tâm phổ biến đến các hộ dân, các cơ sở thu mua và chế biến sản phẩm bơ trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, Trung tâm cũng sẵn sàng trong việc chuyển giao, nhân rộng mô hình bảo quản quả bơ cũng như chế biến dầu cho các cơ sở thu mua, chế biến trên địa bàn.
Các quy trình công nghệ mà mô hình tiếp nhận, ứng dụng có tính mới và nhiều ưu điểm vượt trội so với các công nghệ hiện có như: quy trình trồng và thu hoạch tiên tiến, đồng bộ; bảo quản quả bơ được thời gian dài (trên 30 ngày), sản phẩm dầu sử dụng công nghệ enzyme kết hợp với thiết bị ly tâm hiện đại nên đạt được các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm.

Có thể bạn quan tâm

Tích hợp đa giá trị

Tích hợp đa giá trị

Sau lễ phát động Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha lúa) tại Hậu Giang cuối năm 2023.
Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới nhiều tuyến đường giao thông nội ở buôn Bluk được bê tông hóa. Ảnh: Lê Nam

Buôn Bluk đổi thay nhờ xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Làng quê giàu đẹp, văn minh, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao là những thành tựu từ việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trong làng đồng bào dân tộc thiểu số ở buôn Bluk, xã Phú Cần, huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai).
Nông dân Ia Grai thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Nông dân Ia Grai thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ đẩy mạnh phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” nên huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) có 4.458 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, trong đó có 1.337 hộ dân tộc thiểu số.