Mặt trận các cấp huyện Phú Thiện giúp hộ nghèo an cư

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Với mục tiêu tiếp thêm động lực, giúp hộ nghèo, cận nghèo an cư, ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế, những năm qua, mặt trận các cấp huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã tích cực huy động các nguồn lực để hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở.

Ngôi nhà cũ của vợ chồng ông Nguyễn Ngọc Thảo, bà Trương Thị Xuân ở tổ dân phố 6 (thị trấn Phú Thiện) được làm bằng ván gỗ cách đây hơn 40 năm. Đã nhiều lần, ông bà dự định sửa chữa lại ngôi nhà cũ nhưng vì cuộc sống mưu sinh khó khăn nên cứ lần lữa mãi. Mơ ước về ngôi nhà mới khang trang càng trở nên xa vời khi ông bà đều ngót nghét tuổi thất thập, lại nuôi 3 đứa cháu nội do bố mẹ ly hôn.

Ông Lược (thứ 2 từ trái sang) phấn khởi khi xây dựng được ngôi nhà mới nhờ sự giúp đỡ từ nguồn Quỹ "Vì người nghèo" của địa phương. Ảnh: P.D

Ông Lược (thứ 2 từ trái sang) phấn khởi khi xây dựng được ngôi nhà mới nhờ sự giúp đỡ từ nguồn Quỹ "Vì người nghèo" của địa phương. Ảnh: P.D

Nắm bắt hoàn cảnh khó khăn của gia đình, cuối năm 2023, Ủy ban MTTQ Việt Nam thị trấn đã trích Quỹ “Vì người nghèo” của địa phương hỗ trợ gia đình 35 triệu đồng để làm nhà “Đại đoàn kết”. “Lúc trước còn sức khỏe, tôi mua rau tại vườn rồi đem lên Chư Sê bán cũng có đồng ra đồng vô. Giờ lớn tuổi rồi, không đủ sức đi xa, tôi chuyển qua thu mua phế liệu. Mỗi ngày cũng được 50-60 ngàn đồng mua rau, mua mắm. Nhờ có địa phương quan tâm, giúp đỡ, gia đình cũng mạnh dạn vay mượn thêm để làm ngôi nhà cho rộng rãi, có chỗ cho các cháu ăn, ở, sinh hoạt”-bà Xuân chia sẻ.

Gia đình ông Nông Văn Lược (tổ dân phố 5, thị trấn Phú Thiện) cũng phấn khởi không kém khi đón nhận số tiền hỗ trợ 35 triệu đồng từ nguồn Quỹ “Vì người nghèo” của địa phương để xây dựng nhà “Đại đoàn kết”. Vợ chồng ông Lược không có con cái. Sau nhiều năm làm thuê, vợ chồng ông mua được 5 sào đất sản xuất cách nhà gần 20km. “Đất cằn cỗi nên vợ chồng mình chỉ trồng mì, trồng bắp. Hai năm nay thì chuyển sang trồng mía. Mình cũng dành dụm, tích góp nhưng không đủ tiền để làm nhà mới. Cuối năm 2023, gia đình được địa phương xét hỗ trợ, anh em thương tình giúp đỡ thêm nên ngôi nhà mới đã hoàn thành”-ông Lược phấn khởi.

Theo ông Đỗ Minh Huấn-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thị trấn Phú Thiện, mỗi năm thị trấn phấn đấu hỗ trợ làm 3 nhà “Đại đoàn kết” với kinh phí dao động từ 35 đến 50 triệu đồng/nhà. Cùng với nguồn hỗ trợ, mặt trận cũng vận động các gia đình đối ứng để ngôi nhà thêm khang trang, rộng rãi.

Nguồn thu nhập chính của gia đình bà Xuân là từ việc thu mua phế liệu. Ảnh: P.D

Nguồn thu nhập chính của gia đình bà Xuân là từ việc thu mua phế liệu. Ảnh: P.D

Từ năm 2019 đến nay, Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” xã Ia Hiao đã tiếp nhận từ Quỹ “Vì người nghèo” cấp trên và các nguồn lực khác hỗ trợ xây dựng, bàn giao và đưa vào sử dụng 11 căn nhà “Đại đoàn kết”, “Nhà tình nghĩa” với tổng kinh phí 723 triệu đồng. Qua rà soát, trên địa bàn xã còn 8 hộ nghèo, cận nghèo còn khó khăn về nhà ở; trong đó có 6 nhà cần xây dựng mới, 2 hộ có nhu cầu sửa chữa.

“Thời gian tới, Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” của xã và các tổ vận động thôn, làng tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để nguồn quỹ năm sau cao hơn năm trước; phấn đấu trong nhiệm kỳ 2024-2029 xóa hết nhà dột nát trên địa bàn xã”- ông Lê Thanh Hùy-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Hiao cho hay.

Theo thống kê, trong nhiệm kỳ 2019-2024, Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” huyện Phú Thiện đã vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm và các tổ chức tôn giáo trong và ngoài huyện với tổng số tiền hơn 2,7 tỷ đồng. Huyện đã kịp thời hỗ trợ xây dựng mới 33 nhà, sửa chữa 22 nhà cho hộ nghèo, cận nghèo khó khăn về nhà ở (gần 2 tỷ đồng); hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh tại các trường thực hiện mô hình bán trú theo đặc thù của huyện (trên 124 triệu đồng); hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh, tặng quà hộ nghèo, tặng sinh kế, giúp học sinh nghèo vượt khó... Qua đó đã góp phần từng bước đảm bảo anh sinh xã hội trên địa bàn.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ thị trấn Phú Thiện (bên trái) thăm hỏi gia đình ông Thảo, bà Xuân (tổ dân phố 6). Ảnh: P.D

Chủ tịch Ủy ban MTTQ thị trấn Phú Thiện (bên trái) thăm hỏi gia đình ông Thảo, bà Xuân (tổ dân phố 6). Ảnh: P.D

Ông RCom Xuân-Trưởng ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện-cho biết: Nhiệm kỳ 2024-2029, Ban Vận động Quỹ “Vì người nghèo” huyện phấn đấu mỗi năm vận động được từ 200 triệu đồng trở lên và phối hợp với các nguồn lực huy động xây dựng từ 10 căn nhà “Đại đoàn kết” cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thị trấn. Đồng thời phối hợp xây dựng và triển khai ít nhất 2 mô hình sinh kế hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo để thoát nghèo, thoát cận nghèo bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Nhiều nhà văn hóa trên địa bàn thị xã An Khê được lắp đặt hệ thống dụng cụ thể thao ngoài trời để đáp ứng nhu cầu tập luyện nâng cao sức khỏe của người dân. Ảnh: N.M

An Khê đẩy mạnh xây dựng khu dân cư văn hóa

(GLO)- Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đến nay, tất cả thôn, làng, tổ dân phố ở thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đều đạt tiêu chí văn hóa và tiếp tục nâng cao chất lượng tiêu chí này.

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 2 từ phải sang) trao tặng phần quà cho buôn Chư Krih, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa. Ảnh: Yến Thụy

Bình xét danh hiệu văn hóa: Công khai, minh bạch

(GLO)- Trên cơ sở Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11 của UBND tỉnh Gia Lai quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, các địa phương đã triển khai bình xét các danh hiệu nghiêm túc, đảm bảo công khai, minh bạch.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các hạng mục để sớm bố trí tái định cư cho 33 hộ dân làng Đê Kôn (xã H'ra). Ảnh: Lê Nam

"Điểm tựa" giúp người dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Mang Yang triển khai dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Pyâu (Lơ Pang), Đê Bơ Tơk (Đak Jơ Ta), Đê Kôn (Hra) nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại huyện Phú Thiện

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại huyện Phú Thiện

(GLO)- Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930- 18/11/2024), sáng 16-11, đồng chí Dương Mah Tiệp- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đến dự và chung vui với người dân Tổ Dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện) trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.