Mặt trận các cấp huyện Chư Sê chăm lo đời sống hộ nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bằng những hình thức, cách làm khác nhau, mặt trận các cấp huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã vận động nhiều nguồn lực, thực hiện có hiệu quả hoạt động an sinh xã hội, chăm lo cho người nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Chiều muộn, bà Siu Grinh (làng Koái, xã Ia Blang) trở về nhà với 1 chiếc gùi đầy củi, trên tay còn ôm theo nhiều loại lá cây. Củi bà Grinh chất ngay ngắn bên hông nhà, còn số lá cây bà mang ra sau nhà cho đàn dê ăn. Cuối năm 2023, hộ bà Grinh được Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Blang hỗ trợ 4 con dê sinh sản. Đến nay, đàn dê đã sinh sản thêm 2 con.

Bà Grinh nói: “Hàng ngày, mình đi kiếm lá cây quanh làng về cho dê ăn. Mình dọn vệ sinh và làm chuồng nuôi cẩn thận nên đàn dê phát triển khỏe mạnh. Gia đình mình chỉ có 2 sào đất trồng lúa, giờ có thêm đàn dê nữa thì mừng lắm! Sau này dê sinh sản nhiều, mình trả lại cho xã 4 con, còn lại tiếp tục nuôi tăng đàn”.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Blang Nguyễn Viết Quyền trao đổi với gia đình bà Grinh về mô hình nuôi dê. Ảnh: A.H

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Blang Nguyễn Viết Quyền trao đổi với gia đình bà Grinh về mô hình nuôi dê. Ảnh: A.H

Mô hình “Đàn dê vì người nghèo” được Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Blang triển khai từ năm 2020. Ông Nguyễn Viết Quyền-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Blang cho biết, từ nguồn kinh phí vận động Quỹ “Vì người nghèo” hàng năm, địa phương đã cân đối mua đàn dê hỗ trợ sinh kế giúp hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn có thêm nguồn lực vươn lên ổn định cuộc sống.

“Những hộ nghèo, cận nghèo được xét để hỗ trợ đàn dê giống (4 con/hộ) phải đảm bảo các tiêu chí: chăm chỉ lao động, chủ động được chuồng nuôi và thức ăn chăn nuôi. Hiện tại, xã đang quản lý đàn dê với 28 con dê giống, giao cho 7 hộ nuôi. Sau 2 năm, gia đình sẽ hoàn trả lại 4 con dê giống để địa phương luân phiên cho các hộ đủ điều kiện tiếp theo nuôi”-ông Quyền cho biết thêm.

Từ năm 2023 đến nay, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Hlốp đã triển khai mô hình “Đàn bò sinh kế”. Ông Rơ Mah Bốt-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Hlốp-cho hay: Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam xã và Ban Công tác mặt trận các thôn, làng trong xã thống nhất mỗi năm vận động, đóng góp 11 triệu đồng mua bò sinh sản giúp hộ nghèo. Cụ thể, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam xã hỗ trợ 1 triệu đồng; 10 thôn, làng đóng góp 10 triệu đồng (1 triệu đồng/làng).

“Từ khi triển khai đến nay, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã đã mua và bàn giao 2 con bò sinh sản cho 2 hộ nghèo. Các hộ nhận nuôi cam kết chăm sóc tốt, sau 2,5 năm sẽ bàn giao lại bò giống để Ủy ban MTTQ Việt Nam xã tiếp tục luân chuyển cho các hộ tiếp theo”-ông Bốt thông tin. Ngoài mô hình “Đàn bò sinh kế”, mặt trận xã còn sử dụng nguồn kinh phí từ Quỹ “Vì người nghèo” hàng năm để hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo.

Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Chư Sê bàn giao nhà "Đại đoàn kết" cho hộ nghèo ở xã Ia Blang. Ảnh: A.H

Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Chư Sê bàn giao nhà "Đại đoàn kết" cho hộ nghèo ở xã Ia Blang. Ảnh: A.H

Trao đổi với P.V, bà Đinh Thị Thông-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Chư Sê-khẳng định, mặt trận cấp xã đã có nhiều mô hình, cách làm hay để cụ thể hóa các phong trào, cuộc vận động do mặt trận cấp trên phát động. Về phía Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện cũng vận động và thực hiện có hiệu quả Quỹ “Vì người nghèo” góp phần thực hiện các chương trình giảm nghèo bền vững tại địa phương. Bình quân mỗi năm, Ban Vận động Quỹ “Vì người nghèo” cấp huyện đã vận động tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm và nhân dân trên địa bàn tham gia đóng góp khoảng 500 triệu đồng.

Trong nhiệm kỳ, Ban Vận động quỹ cấp huyện đã trao tặng 65 nhà đại đoàn kết với tổng kinh phí hỗ trợ 1,8 tỷ đồng; tặng 12 đàn dê sinh kế (mỗi đàn từ 3-5 con); tặng 662 suất quà cho 662 hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong dịp Tết Nguyên đán; tiếp sức cho 200 học sinh đến trường; hỗ trợ 6 người nghèo mắc bệnh hiểm nghèo,...

Mặt khác, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện tiếp nhận và phân bổ 6 nhà đại đoàn kết (50 triệu đồng/nhà) từ nguồn Quỹ “Vì người nghèo” Trung ương do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phân bổ tại 4 xã; tiếp nhận và phân bổ 1 nhà “Đại đoàn kết” từ Quỹ “Vì người nghèo” của tỉnh, trị giá 70 triệu đồng cho hộ nghèo tại xã Dun.

Với mục tiêu hướng các hoạt động về cơ sở, nhiệm kỳ 2024-2029, MTTQ Việt Nam huyện phấn đấu tiếp tục vận động các nguồn lực, hỗ trợ sinh kế thoát nghèo cho 12-15 hộ và xây mới từ 40-50 nhà “Đại đoàn kết”; MTTQ Việt Nam cấp xã phấn đấu, mỗi năm, mỗi đơn vị hỗ trợ sinh kế thoát nghèo cho 3 hộ trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

(GLO)- Sáng 15-4, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện tổ chức trao tặng bò giống sinh sản cho 3 gia đình hội viên phụ nữ là hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Ia Hrung.

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

(GLO)- Ngày 14-4, tại Trung tâm Giống vật nuôi huyện Đak Pơ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức bàn giao mô hình sinh kế thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Đức Cơ phối hợp tuần tra, bảo vệ đường biên (ảnh đơn vị cung cấp).

Phụ nữ Đức Cơ góp sức bảo vệ bình yên biên giới

(GLO)- Huyện Đức Cơ có 3 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Chính sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các xã biên giới và đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị và bảo vệ bình yên biên giới.

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

(GLO)- Hiện nay, nhiều giếng đào và giếng khoan tại một số thôn, làng trong tỉnh Gia Lai bắt đầu cạn khiến người dân thiếu nước sinh hoạt. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã chuẩn bị các phương án hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn do thiếu nước sinh hoạt hàng ngày.

Đường từ trung tâm xã Đăk Song đến các xã phía Đông huyện Kông Chro đã được bê tông hóa. Ảnh: N.D

Xã vùng sâu chuyển mình

(GLO)- Những ngày tháng tư lịch sử, có dịp thăm lại các xã phía Đông huyện Kông Chro (gồm Sró, Đăk Song, Đăk Pling, Đăk Kơ Ning), chúng tôi càng cảm nhận rõ hơn sự khởi sắc của vùng quê một thời đối diện với bao khó khăn, thiếu thốn.

Gia đình anh Rơ Châm Nek có nguồn thu khoảng 200 triệu đồng/năm từ trồng trọt. Ảnh: T.D

“Làng Campuchia” trên đất Gia Lai

(GLO)- Gần nửa thế kỷ sau cuộc trốn chạy khỏi nạn diệt chủng Pol Pot để đến định cư ở làng Triêl (xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), cuộc sống của những người dân Campuchia đã ổn định và ngày càng sung túc.