Đak Đoa chú trọng xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) luôn chú trọng thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho người dân.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở thị trấn Đak Đoa gắn liền với công tác xây dựng đô thị loại IV. Theo đó, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thị trấn đã tích cực hưởng ứng phong trào. Cô Phan Thị Thùy Trang-Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường THCS Võ Thị Sáu-cho biết: “Trường luôn chú trọng tuyên truyền để học sinh chấp hành tốt các quy định của pháp luật và nội quy của nhà trường, nhất là việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông, an ninh học đường. Nhà trường không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn, đặc biệt quan tâm giáo dục đạo đức và lối sống, văn hóa truyền thống, kỹ năng sống cho học sinh; triển khai thực hiện hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trường học “xanh-sạch-đẹp-an toàn”.

lanh-dao-ubnd-huyen-dak-doa-den-tham-ho-gia-dinh-van-hoa-tieu-bieu-ho-ba-le-thi-thai-o-thon-3-xa-nam-yang-anh-thanh-nhat-dscn1258.jpg
Lãnh đạo UBND huyện Đak Đoa đến thăm gia đình bà Lê Thị Thái (gia đình văn hóa tiêu biểu ở thôn 3, xã Nam Yang). Ảnh: T.N

Đến nay, xã Ia Băng có 11/11 thôn, làng đạt danh hiệu văn hóa, trong đó có 2 làng nông thôn mới là O Yố và Châm Prông. Ông Ning-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn O Yố-cho hay: “Dân làng ngày càng có ý thức hơn trong việc chấp hành pháp luật và các quy định của địa phương, hương ước, quy ước của làng; giữ gìn an ninh trật tự, duy trì thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Đặc biệt, bà con đã hiến khoảng 3.000 m2 đất và góp hàng trăm ngày công để làm đường giao thông nông thôn, thường xuyên tham gia dọn vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan làng O Yố ngày càng khang trang, sạch đẹp”.

Để nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, những năm qua, huyện Đak Đoa thường xuyên duy trì tổ chức các hội thi văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số; liên hoan cồng chiêng và hát dân ca; hội thi tạc tượng, đan lát, dệt thổ cẩm…

Gần đây nhất là Lễ hội cỏ hồng và Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện diễn ra tại xã Glar, thu hút gần 900 nghệ nhân, diễn viên và vận động viên của các xã, thị trấn tham gia. Tại sự kiện này, nhiều hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc được tổ chức như: trình diễn cồng chiêng, tái hiện các nghi thức, nghi lễ truyền thống; hát dân ca, dân vũ, biểu diễn nhạc cụ truyền thống; thi đan lát, dệt thổ cẩm, giã gạo đôi...

Sự kiện đã góp phần nâng cao hiểu biết và ý thức, trách nhiệm của người dân về bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời cũng là cơ hội để tăng cường giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, thế mạnh của huyện.

trao-doi-kinh-nghiep-xay-dung-doi-song-van-hoa-vung-dan-toc-thieu-so-dak-doa-anh-thanh-nhat-dscn8389.jpg
Trao đổi kinh nghiệm xây dựng đời sống văn hoá vùng dân tộc thiểu số Đak Đoa. Ảnh: Thanh Nhật

Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Kiều Thu Hương cho hay: Để góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, huyện luôn quan tâm công tác bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử, các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.

Hiện nay, toàn huyện có hơn 130 bộ cồng chiêng, gần 80 đội cồng chiêng, 5 nghệ nhân chỉnh chiêng, 10 nghệ nhân chế tác nhạc cụ truyền thống, 22 nghệ nhân kể sử thi, trên 300 nghệ nhân hát dân ca, dân vũ. Huyện cũng đang tích cực triển khai Đề án “Truyền dạy đánh cồng chiêng, múa xoang cho học sinh, thanh-thiếu niên người đồng bào dân tộc thiểu số Bahnar và Jrai trên địa bàn huyện” với 12 lớp đã tổ chức gồm hơn 600 em theo học.

Cùng với đó, hệ thống thiết chế văn hóa trên địa bàn huyện cũng được xây dựng, củng cố, phát huy hiệu quả, phục vụ nhiệm vụ chính trị và nhu cầu thưởng thức, sáng tạo văn hóa, vui chơi, giải trí, học tập của người dân. Toàn huyện có 16/17 xã, thị trấn có nhà văn hóa (đạt trên 94%); 103/111 thôn, làng, tổ dân phố có nhà văn hóa (đạt gần 93%).

Trao đổi với P.V, ông Đinh Ơng-Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Đak Đoa-cho biết: Triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, UBND huyện đã chỉ đạo, hướng dẫn các xã, thị trấn thực hiện các tiêu chí về văn hóa trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới, gắn với thực hiện 2 chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đến nay, tỷ lệ gia đình văn hóa của huyện đạt 81,5%; thôn, làng, tổ dân phố văn hóa đạt 93,69%; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa đạt hơn 88,4%.

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai Nay Hứ tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

(GLO)- Gần 10 năm giữ cương vị Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai, ông Nay Hứ luôn gương mẫu, tận tụy và nhiệt tình trong công việc. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông đã góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, nghĩa tình trong các phong trào, hoạt động công tác Hội.

Nhiều hộ ở Mang Yang thoát nghèo nhờ hỗ trợ mô hình sinh kế

Mô hình sinh kế tiếp sức người nghèo vươn lên

(GLO)- Từ các mô hình sinh kế do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mang Yang và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện triển khai đã giúp nhiều hộ nghèo thay đổi tư duy sản xuất, chủ động phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

(GLO)- Nhiều năm qua, ông Trần Ngọc Dũng (SN 1967, trú tại 85/17 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) đã trở thành người dạy thư pháp cho trẻ mồ côi, bị câm điếc, tự kỷ… để các em tự tin vươn lên trong cuộc sống. Ông rất tâm đắc với câu thơ của Tố Hữu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Ayun Pa: Hành trình 18 năm xây dựng và phát triển

Ayun Pa: Hành trình 18 năm xây dựng và phát triển

(GLO)- Sau 18 năm xây dựng và phát triển, thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh cũng như phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc để vươn mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện, ghi dấu ấn trên tất cả các lĩnh vực.

Nông thôn làng Thơh Ga B ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Quang Tấn

Chư Pưh: Đổi thay ở làng nông thôn mới Thơh Ga B

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, diện mạo nông thôn của làng Thơh Ga B (xã Chư Don) đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ đó, làng đã được UBND huyện Chư Pưh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Gia Lai có 8 huyện, thị đã thực hiện xử lý xong dữ liệu hộ tịch sai lệch

Gia Lai có 8 huyện, thị đã thực hiện xử lý xong dữ liệu hộ tịch sai lệch

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ về tình hình, kết quả thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính tháng 4-2025. Đối với việc rà soát, xử lý sai lệch giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, có 8 địa phương đã hoàn thành.

Sôi nổi hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân

Sôi nổi hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân

(GLO)- Ngày 27-4, chuỗi hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025 đã được tổ chức, qua đó nêu cao vai trò “người bạn đồng hành” tin cậy, chỗ dựa vững chắc của tổ chức Công đoàn đối với đoàn viên, người lao động trên địa bàn tỉnh.