Cây nêu trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cùng với trang phục, nhạc cụ hay cồng chiêng, cây nêu bên mái nhà rông đã trở thành một biểu tượng linh thiêng, tín ngưỡng văn hóa độc đáo của cộng đồng các DTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Trong các lễ hội lớn của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh luôn có bóng dáng cây nêu. Đây được xem là biểu tượng tâm linh gắn kết đất trời, con người và thần linh trong các nghi lễ, xuất hiện gần như trong tất cả các sự kiện trọng đại của làng như lễ mừng làng mới, nhà rông mới, mừng lúa mới, tìm ra nguồn nước mới.

Việc làm cây nêu ở mỗi cộng đồng DTTS có nhiều nét tương đồng trong quy trình, cách thức thực hiện, tuy nhiên, vẫn có nhiều điểm khác biệt thể hiện văn hóa tín ngưỡng đặc sắc riêng của mỗi dân tộc.

Với người Ba Na, cây nêu được xem là cao nhất với độ dài từ 10 – 20m tùy lễ hội lớn hay nhỏ. Người Ba Na thường dùng những cây lồ ô, tre, nứa có kích thước vừa phải nhưng dài, thẳng, chắc chắn để làm nguyên liệu dựng cây nêu. Trong đó, điểm nhấn đặc sắc là ngọn nêu chính thẳng tắp, vươn lên bầu trời; xung quanh trang trí các biểu tượng như hình tượng mặt trời, chim bồ câu, cây rau dớn, hoa tai cùng một số vật dụng thân thuộc trong đời sống hàng ngày hoặc tâm linh.

cay-neu.jpg
Cây nêu trong sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Ba Na trên địa bàn tỉnh. Ảnh: HT

Nghệ nhân A Yan ở thôn Kon Trang Long Loi (thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà) có tiếng trong vùng về khéo tay, trực tiếp thực hiện các công đoạn khó trong việc chuốt, chẻ nan, đan lát, tô màu trang trí họa tiết cho các vật dụng làm cây nêu của người Rơ Ngao (Ba Na) tại làng. Ông A Yan chia sẻ: Trước khi lễ hội diễn ra khoảng 10 ngày, chúng tôi tập hợp các thanh niên khỏe mạnh, hiền lành, siêng năng vào rừng lấy lồ ô, tre, nứa để chuẩn bị làm cây nêu. Vật liệu cần thiết là cây tre già, cao, to, thẳng, lóng tre đều và trên ngọn để nguyên chùm lá tươi. Cây nêu của dân tộc chúng tôi được trang trí, tô màu đơn giản với 3 gam màu chính là đỏ - đen – trắng. Các chi tiết, kết cấu hình mặt trời, hình chim, cá, những bông hoa gạo, tua rua được làm tượng trưng, buộc xen kẽ từ ngọn đến xuống chân nêu đều do những nghệ nhân khéo tay nhất trong làng thực hiện. Cây nêu càng được dân làng chăm chút, tỉ mỉ thì càng được Yàng chứng giám, từ đó phù hộ, ban phước lành cho cả làng.

Với người Gia Rai trên địa bàn tỉnh, cây nêu thường thấp hơn, chỉ từ 4 - 10m. Trong đó, đơn giản, dễ làm nhất là cây nêu thấp (khoảng 4m) phổ biến tại các lễ hội như cầu an, mừng nước giọt, mừng nhà rông mới, lễ ăn trâu trong gia đình. Tại lễ mừng lúa mới, bà con Gia Rai thường làm cây nêu cao hơn, có khi hơn 10m với cách dựng cũng tương tự cây nêu thấp. Tuy nhiên, tại gốc nêu sẽ được gắn thêm cây lồ ô thẳng tắp, cao vút lên trời, được trang trí nhiều tầng bằng những cây le chẻ nhỏ, đập dập để làm tượng trưng cho bông lúa tung bay.

2cayneu.jpg
Cây nêu của người Rơ Măm ở làng Le (xã Mô Rai, huyện Sa Thầy) trong một nghi thức tái hiện lễ hội truyền thống. Ảnh: H.T

Bà con Gia Rai làm cây nêu chú trọng ở việc chạm trổ, trang trí họa tiết đa dạng, sống động. Đặc biệt, phần gốc nêu được làm chắc chắn với 4 cột gỗ đẽo tròn, đặt xung quanh, tô bằng những đường viền màu đen, đỏ. Thân nêu đẹp, sinh động và hấp dẫn nhờ gắn thêm những những cành le, hay cây lồ ô được chẻ ra, treo thêm các vật dụng, hình nan bắt mắt như bông lúa, nan đuôi cá, nan hình vuông, hình thoi như những vật linh “thu hút” sự may mắn, bình an cho dân làng.

Ông A Dưm (65 tuổi) ở làng Ba Rgốc (xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy) thành thạo trong việc làm và trang trí cây nêu của dân tộc Gia Rai chia sẻ: Theo phong tục, vào những dịp lễ lớn dùng vật hiến tế là trâu, dê, bò thì bà con mới dựng nêu. Tuy nhiên, để tránh lãng phí, tại những lễ hội hiện nay, bà con Gia Rai chỉ dùng con gà, heo để hiến tế và vẫn dựng cây nêu đúng với bản sắc truyền thống. Việc dựng nêu không chỉ là nghi thức bắt buộc mà còn là dịp để các nghệ nhân lớn tuổi truyền dạy, giáo dục lớp trẻ biết đến và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống.

Là một trong hai DTTS rất ít người trên địa bàn, bà con người Rơ Măm ở làng Le (xã Mô Rai, huyện Sa Thầy) cây nêu truyền thống là vật thiêng không thể thiếu trong đời sống. Cây nêu của người Rơ Măm thường thấp (từ 5- 9m), được trang trí rực rỡ, lộng lẫy để thể hiện lòng thành kính đến thần linh, cầu mong mùa màng tươi tốt, dân làng nhiều sức khỏe, bình an.

Điểm nhấn cây nêu của người Rơ Măm là phần gốc với chiếc khung vững chắc được tạo thành từ các cột gỗ để giữ cây nêu ở trung tâm. Trong đó, thường có 4 cây gỗ cao trên 2m dùng làm cọc, được gắn kết bởi bộ khung gỗ đục đẽo, chạm trổ cầu kỳ, bắt mắt. Cả khung và cọc nêu đều được tô vẽ bằng màu đỏ, đen hay vàng, trắng, xanh cho thêm phần nổi bật, đẹp mắt.

Già làng A Reng ở làng Le (xã Mô Rai) cho biết: Cây nêu chính là tâm huyết và niềm tự hào của cả cộng đồng. Do đó, việc làm và dựng cây nêu đều chọn những người có uy tín, tài năng, thanh niên trai tráng có sức khỏe, đạo đức, lối sống tốt để làm. Những người đàn ông lớn tuổi, có uy tín ở làng chịu trách nhiệm kiểm tra lần cuối các vật dụng trang trí và thực hiện buộc chúng cho thật đều, thật đẹp vào cây nêu. Qua việc làm nêu sẽ giúp bà con thêm đoàn kết, gắn bó, giáo dục con cháu trong gia đình.

3cay-neu.jpg
Trang trí, vẽ hình các biểu tượng làm cây nêu. Ảnh: H.T

Ngoài các DTTS bản địa, trên địa bàn tỉnh, một số DTTS khác từ phía Bắc di cư vào như Thái, Mường… còn có phong tục dựng cây bông tương tự như cây nêu trong các dịp lễ hội, sinh hoạt cộng đồng. Cây bông được xem là linh hồn, trung tâm của lễ hội, là biểu tượng của vũ trụ bao la, thiên nhiên kỳ vĩ, hội tụ đầy đủ vạn vật mà tạo hóa đã ban tặng cho con người. Qua đó, bà con cầu mong mưa thuận gió hòa, cầu thần linh che chở, cầu thần phù hộ cho mọi người đều bình an, khỏe mạnh.

Anh Hà Văn Tình (dân tộc Thái, ở thôn 4, xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai) cho biết: Cây bông là vật thiêng để thầy cúng gửi lời cầu nguyện đến thần linh, tổ tiên để được che chở, phù hộ. Ngoài ra đây còn là vật trang trí cho phần hội được tổ chức tại các lễ hội với nhiều trò chơi, hát múa diễn ra sôi nổi. Cây bông được làm nhiều tầng với các loại hoa xinh xinh, bông hoa tươi đẹp, để tỏ lòng biết ơn trời đất, thần hoàng, các vị thần linh đã cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mọi người mạnh khỏe, bản làng yên vui. Điều này còn giúp con cháu trong làng ý thức hơn để giữ gìn bản sắc truyền thống cha ông.

Có thể thấy, những giá trị văn hóa đặc trưng của cây nêu luôn được cộng đồng các DTTS ra sức gìn giữ và phát huy. Qua đó, góp phần bảo tồn sự đa dạng văn hóa của các dân tộc, góp phần phát triển du lịch, kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Theo Hoàng Thanh (baokontum)

Có thể bạn quan tâm

Cồng chiêng của người Bahnar là dàn âm thanh rất kỳ vĩ , đòi hỏi nghệ nhân chỉnh chiêng phải am hiểu sâu sắc về âm nhạc và có năng khiếu. Ảnh: Hoàng Ngọc

Trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng tại TP. Pleiku

(GLO)- Chiều 12-4, bên hông trụ đá 54 dân tộc anh em tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), các nghệ nhân Bahnar, Jrai có cuộc gặp gỡ trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa hoa hẹn phố

(GLO)- Thỉnh thoảng, bạn bè thời đại học ngẫu hứng gửi vào nhóm Zalo bức ảnh về một loài hoa. Dù không giải thích lời nào nhưng lập tức nhiều phản hồi, nhiều icon xuất hiện.

Gia Lai triển khai chuỗi hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam từ 15-4 đến 2-5

Gia Lai triển khai chuỗi hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam từ 15-4 đến 2-5

(GLO)-Với thông điệp “Văn hóa đọc-Kết nối cộng đồng”, “Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, “Đọc sách-làm giàu tri thức, nuôi dưỡng khát vọng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo”, chuỗi hoạt động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 4-2025 sẽ diễn ra từ 15-4 đến 2-5.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Món quà của chị Hai

(GLO)- Thời tiểu học, tôi khá biếng nhác việc học. Kết quả học tập của tôi năm nào cũng gần như “đội sổ”, trầy trật hết cách mới không bị lưu ban. Trong khi đó, các anh chị tôi đều học giỏi. Tuy nhiên, đọc cuốn sách 'Vượt đêm dài' của nhà văn Minh Quân do chị Hai tặng đã thay đổi cuộc đời tôi.

Tan biến giữa rừng

Tan biến giữa rừng

(GLO)- Tôi mê đắm Tây Nguyên bắt đầu từ 2 chữ “đại ngàn”. Tôi cũng đã từng mường tượng về những cánh rừng bạt ngàn, tán cây che kín không thấy ánh mặt trời, dây leo và cây bụi lấp kín không một lối mòn, muông thú chạy nhảy dưới những tán xanh.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

“Giữ lửa” tò he trên quê hương mới

“Giữ lửa” tò he trên quê hương mới

(GLO)- Rời làng Xuân La (xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), ông Vũ Văn Chiến mang theo nghề nặn tò he của quê cha đất tổ vào thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) lập nghiệp. Hơn 30 năm qua, ông vẫn tận tụy đưa tò he đến với nhiều người trên vùng đất Tây Sơn Thượng đạo.

Giai âm tiếng lòng

Giai âm tiếng lòng

(GLO)- Nếu tin rằng mọi thứ đều có nguyên do thì lý do ra đời của cây đàn guitar chắc hẳn là niềm ưu ái vô bờ mà thượng đế đặc biệt ban tặng cho con người.