Xuân mới yên vui bên gia đình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-  “Tết này là cái Tết vui nhất, bởi mình cảm nhận được sự bình yên quý giá và tấm lòng yêu thương, đùm bọc của gia đình, chính quyền địa phương và làng xóm”.
Những thanh niên vừa được giải cứu trở về địa phương quây quần bên gia đình chuẩn bị đón năm mới. Ảnh: Đinh Yến

Những thanh niên vừa được giải cứu trở về địa phương quây quần bên gia đình chuẩn bị đón năm mới. Ảnh: Đinh Yến

Theo lời của Puih Đại: Tối ngày 16-6-2022, anh cùng nhóm bạn: Puih Phú, Puih Thái, Puih Môi, Ksor Gun, Ksor Chiêu, Ksor Jối (đều ở làng Kloong) đang ngồi trò chuyện thì một người dân trong làng có quen với Trần Quang Quyết (trú tại xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum) qua Zalo nói rằng Quyết tìm người vào tỉnh Tây Ninh làm việc với mức lương 18-20 triệu đồng/tháng, có xe ô tô chở miễn phí vào tận nơi nên 7 người chúng tôi đồng ý đi làm. Vào đến TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi được chở đi ăn uống, rồi mới dụ dỗ vượt biên sang Campuchia. Đến nơi, chủ sòng bạc yêu cầu ký hợp đồng lao động kèm điều khoản đền tiền nếu vi phạm.

“Công việc chính của chúng tôi là ngồi máy tính “đào” bitcoin hoặc gọi điện thoại về nước lừa đảo. Chúng tôi bị ép làm việc với cường độ cao, bị đánh đập, bỏ đói. Tôi lo sợ nên gọi điện thoại về nhà kể sự việc và nhờ gia đình giúp đỡ. Chúng tôi được hồi hương an toàn nhờ người nhà gửi tiền chuộc, ngành chức năng giải cứu. Số tiền chuộc từ 60-100 triệu đồng. Riêng Puih Phú lợi dụng sơ hở của bọn chúng đã trốn ra ngoài nên không mất tiền chuộc, nhờ lực lượng chức năng Việt Nam giải cứu và được về nhà an toàn”-anh Puih Đại nói thêm.

Về nhà, 7 chàng trai đã nhận được sự quan tâm, động viên của lực lượng bộ đội biên phòng, chính quyền địa phương, mỗi người được hỗ trợ 18,5 triệu đồng để học nghề, tìm công việc mới và trả bớt số tiền gia đình vay mượn chuộc về. Đáp lại sự quan tâm ấy, họ đều chí thú làm ăn, có định hướng rõ ràng về nghề nghiệp, không mơ tưởng viển vông.

Puih Thái đang dọn dẹp vườn tược để đón xuân mới. Ảnh: Đinh Yến

Puih Thái đang dọn dẹp vườn tược để đón xuân mới. Ảnh: Đinh Yến

Đang dọn cỏ quanh nhà để chuẩn bị đón Xuân mới, Puih Thái-tâm sự: “Giờ tôi đã hiểu không có việc nhẹ lương cao. Đó chỉ là một cái bẫy lừa đảo. Tôi rất hối hận vì nghe lời kẻ xấu để gia đình lo lắng và mất tiền. Giờ tôi lo làm để kiếm tiền trả nợ”. Còn Puih Môi cho hay: “Ra Tết, tôi học nghề sửa chữa xe máy rồi về mở cửa hàng sửa xe ở làng. Tranh thủ thời gian rảnh rỗi, tôi cùng gia đình chăn nuôi thêm để ổn định cuộc sống. Tôi không tin lời lừa phỉnh nữa để khỏi bị tiền mất, tật mang”. 5 thanh niên còn lại là Puih Thái, Puih Phú, Ksor Gun, Ksor Chiêu và Ksor Jối, ăn Tết xong cũng mong muốn tìm được một công việc trong tỉnh có thu nhập ổn định.

Ông Ksor Chung-Trưởng thôn Kloong-thông tin: Thanh niên trong làng đủ tuổi lao động chúng tôi đều tuyên truyền, vận động vào làm công nhân cạo mủ cao su cho Công ty 715. Nhiều thanh niên đã nhận khoán vườn cây của Công ty có thu nhập từ 7-8 triệu đồng/người/tháng. Một số thanh niên khác chúng tôi hỗ trợ học nghề, tìm những công việc phù hợp. Chúng tôi đang kết nối với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh để hỗ trợ thông tin, địa chỉ việc làm cụ thể thanh niên trong làng dễ dàng tìm công việc phù hợp.

Trao đổi cùng P.V, ông Siu Nghiệp-Chủ tịch UBND xã Ia O-cho biết: Xã có 9 làng, chủ yếu là người Jrai. Để tạo điều kiện cho bà con phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Cùng với đó, xã giao bộ phận phụ trách văn hoá xã hội tuyên truyền cho bà con cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo trên tuyến biên giới, trên không gian mạng xã hội. Phối hợp với các ngành liên quan, doanh nghiệp để tìm việc làm phù hợp cho người lao động trong xã. Đẩy mạnh tuyên truyền về thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chọn địa chỉ việc làm uy tín trong và ngoài tỉnh để làm việc, xây dựng cuộc sống mới no ấm, hạnh phúc, an vui.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.