Những người chọn đón Tết xa quê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những ngày giáp Tết, nhiều người con lao động xa nhà đã lên xe về quê đoàn tụ cùng gia đình. Thế nhưng, đâu đó vẫn còn nhiều người xa xứ lặng lẽ ở lại “Quê hương thứ 2” để đi làm kiếm thêm thu nhập lo cho bản thân và gia đình trong năm mới.
Vì hoàn cảnh khó khăn, anh Tốt chọn ở lại Pleiku mưu sinh trong ngày Tết. Ảnh: Nhật Hào

Vì hoàn cảnh khó khăn, anh Tốt chọn ở lại Pleiku mưu sinh trong ngày Tết. Ảnh: Nhật Hào

Cũng như mọi ngày, 4 giờ sáng ngày 29 tết, anh Hà Văn Tốt (Trọ tại hẻm 44 Lê Quý Đôn, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) lại điều khiển chiếc xe máy 3 bánh đến chợ đêm Pleiku để bán vé số; sau đó, anh đi dọc các tuyến đường Nguyễn Viết Xuân, Hùng Vương, Phạm Văn Đồng, Vạn Kiếp. Anh Tốt cho biết, anh quê ở xã Ban Công, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá. Do hoàn cảnh khó khăn cộng với chiếc chân phải bị dị tật sau lần bị tai biến, năm 2016, anh Tốt quyết định vào Gia lai bán vé số để kiếm thu nhập. Sau nhiều lần đi bộ bán vé số thấy chân đau nhức phải uống thuốc giảm đau thường xuyên, năm 2017, anh vay mượn được 6 triệu đồng mua chiếc xe ba bánh về đi. Trung bình mỗi tháng, trừ chi phí, anh tiết kiệm được gần 1 triệu đồng. Số tiền này anh trích 1 phần gửi về cho vợ trả nợ, nuôi con, 1 phần anh tích cóp để cuối năm về quê ăn Tết. Tuy nhiên, gần 1 năm nay, vợ bỏ đi nơi khác sinh sống, một mình anh làm chỉ đủ để gửi về nuôi con gái 5 tuổi nên cuối năm chẳng có dư để về quê ăn Tết. Nhìn xấp vé số trên tay, anh Tốt ngậm ngùi: Để tiết kiệm, tôi không về quê. Tôi cũng đã mua một ít sữa, bánh kẹo gửi về cho bố mẹ và con gái ăn Tết. Bản thân tôi không mua sắm gì và sẽ tranh thủ các ngày Tết để đi làm kiếm tiền.

Tết năm nay, chị Nữ (bìa trái) và gia đình quyết định ở lại đón Tết tại Pleiku và sẽ bắt đầu đi làm lại từ ngày mồng 2 Tết để có thu nhập. Ảnh: Nhật Hào

Tết năm nay, chị Nữ (bìa trái) và gia đình quyết định ở lại đón Tết tại Pleiku và sẽ bắt đầu đi làm lại từ ngày mồng 2 Tết để có thu nhập. Ảnh: Nhật Hào

Tương tự, đây cũng là năm đầu tiên vợ chồng chị Nguyễn Thị Bình Nữ quyết định ở lại đón Tết trong phòng trọ tại hẻm Trần Nhật Duật, TP. Pleiku. Chị Nữ tâm sự rằng, ở quê Phù Cát (Bình Định) khó khăn quá nên cách đây 10 năm, vợ chồng chị mang theo 3 đứa con lên Pleiku mưu sinh bằng nghề làm phụ hồ và bán vé số. Những năm trước, vợ chồng chị cũng có đồng dư để về quê ăn Tết. Riêng năm nay, chồng chị thường xuyên bị đau cột sống nên không đi phụ hồ được phải chuyển sang chạy xe ôm nhưng thu nhập không bao nhiêu. Một mình chị đi bán vé số nuôi cả nhà và các con ăn học. Vì thế, tết đến nhưng nhà chị không có tiền để về quê. “Như mọi năm, giờ này, nhà tôi đã nấu bánh chưng, bánh tét, sắm sửa bánh kẹo để đón Tết ở quê. Năm nay nhà chẳng có dư, phòng trọ cũng chật hẹp nên tôi không mua sắm gì. Cũng vui là các Mạnh thường quân đã cho một số nhu yếu phẩm và bánh kẹo. Tết đến, tôi và chồng quyết định nghỉ ngày mồng 1 ở nhà với các con rồi bắt đầu từ ngày mồng 2 sẽ tranh thủ đi làm để kiếm tiền”-chị Nữ chia sẻ.

Chọn ở lại Pleiku đón Tết nhưng năm nào mẹ con chị Kim cũng được Mạnh thường quân tặng gạo và bánh kẹo. Ảnh: Nhật Hào

Chọn ở lại Pleiku đón Tết nhưng năm nào mẹ con chị Kim cũng được Mạnh thường quân tặng gạo và bánh kẹo. Ảnh: Nhật Hào

Trong căn nhà trọ rộng chỉ khoảng 15m2 tại hẻm 44 Lê Quý Đôn (TP.Pleiku), 4 mẹ con chị Hoàng Thị Kim đang ngồi nghỉ bên dĩa bánh kẹo được Mạnh thường quân tặng cách đây vài hôm. Chị Kim kể rằng, ở quê Quảng Ngãi, vợ chồng chị không có nhà và phải ở trọ. Hiện chồng chị đang sống ở quê nhưng hay uống rượu say nên chị không muốn đưa con về quê ăn Tết. Ở lại đây, năm nào mẹ con chị cũng có mạnh thường quân cho gạo, nhu yếu phẩm, bánh kẹo, bánh chưng, bánh tét nên không phải sắm sửa gì cho ngày tết. Chị và các con cũng tranh thủ các ngày Tết đi bán vé số để kiếm tiền. “Bình thường, mỗi ngày, mẹ con tôi bán chỉ thu về được khoảng hơn 150 ngàn đồng. Song Tết năm nào cũng vậy, từ ngày mồng 1 đến ngày mồng 4 Tết là mẹ con tôi bán cũng thu về từ 400-500 ngàn đồng/ngày. Vì thế, Tết năm nào tôi cũng động viên các con ở lại đi làm để có thu nhập cải thiện cuộc sống sau này-chị Kim cho hay.

Không chỉ riêng anh Tốt, gia đình chị Nữ, chị Kim mà còn nhiều người nữa cũng vì hoàn cảnh khó khăn đành phải chọn đón Tết xa quê. Dù có chút chạnh lòng nhưng với họ, gánh hàng rong hay xấp vé số ngày Tết nhẹ dần trên tay và năm mới đến luôn khoẻ mạnh, làm ăn may mắn để có thu nhập cải thiện cuộc sống đã là niềm vui lớn.

NHẬT HÀO

Có thể bạn quan tâm

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Sở Tài chính Gia Lai đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát từ nguồn hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Sở Tài chính Gia Lai đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát từ nguồn hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

(GLO)- Ngày 11-4, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai có Công văn số 1269/STC-QLNS về việc đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Đoàn lãnh đạo cấp cao tỉnh Gia Lai thăm, chúc Tết tỉnh Preah Vihear

Đoàn lãnh đạo cấp cao tỉnh Gia Lai thăm, chúc Tết tỉnh Preah Vihear

(GLO)- Tiếp tục chuyến công tác tại Vương quốc Campuchia, sáng 10-4, Đoàn lãnh đạo cấp cao tỉnh Gia Lai do đồng chí Trương Văn Đạt-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết tỉnh Preah Vihear nhân dịp Tết Cổ truyền Chol Chnam Thmay.

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

(GLO)- Hiện nay, nhiều giếng đào và giếng khoan tại một số thôn, làng trong tỉnh Gia Lai bắt đầu cạn khiến người dân thiếu nước sinh hoạt. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã chuẩn bị các phương án hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn do thiếu nước sinh hoạt hàng ngày.

Đường từ trung tâm xã Đăk Song đến các xã phía Đông huyện Kông Chro đã được bê tông hóa. Ảnh: N.D

Xã vùng sâu chuyển mình

(GLO)- Những ngày tháng tư lịch sử, có dịp thăm lại các xã phía Đông huyện Kông Chro (gồm Sró, Đăk Song, Đăk Pling, Đăk Kơ Ning), chúng tôi càng cảm nhận rõ hơn sự khởi sắc của vùng quê một thời đối diện với bao khó khăn, thiếu thốn.