Vượt qua lầm lỗi để vươn lên

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Tại xã Ia Dêr (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai), được chính quyền địa phương và người có uy tín động viên, giúp đỡ, nhiều người từng lầm đường lạc bước theo “Tin lành Đê ga” đã tự nguyện quay về sinh hoạt tôn giáo thuần túy và nỗ lực phấn đấu xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Đoạn tuyệt với “Tin lành Đê ga”

Chiều muộn một ngày đầu tháng 4, chúng tôi theo chân cán bộ an ninh Công an huyện Ia Grai và Phòng An ninh đối nội (Công an tỉnh) đến nhà ông Rcom Nglut-Trưởng thôn Breng 2, xã Ia Dêr. Ông Nglut từng có thời gian nghe lời kẻ xấu lừa phỉnh tham gia nhóm họp “Tin lành Đê ga”. “Tôi và nhiều người trong làng được chính quyền, cơ quan Công an, đặc biệt già làng Ksor Hyao động viên nên từ bỏ “Tin lành Đê ga”. Sau đó, chúng tôi được giúp đỡ quay về tham gia sinh hoạt tôn giáo thuần túy. Những năm qua, tôi luôn chăm lo làm ăn, chấp hành tốt pháp luật, được bà con thương yêu, tín nhiệm”-ông Nglut tâm sự.

Với đức tính năng nổ, nhiệt tình nên ông Nglut được người dân tín nhiệm bầu làm Chi hội trưởng Chi hội Nông dân làng Breng 2. Vừa qua, ông tiếp tục được bà con tín nhiệm bầu giữ chức Trưởng thôn và được Chi bộ làng Breng 2 cử tham gia học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng. Trên cương vị được giao, ông luôn đi đầu tuyên truyền, vận động các hộ dân từ bỏ “Tin lành Đê ga”, quay về sinh hoạt tôn giáo thuần túy.

Ở cùng làng, ông Puih Naih cũng từng lạc lối, tham gia hoạt động “Tin lành Đê ga”. Ông Naih chia sẻ: “Những ngày tháng lầm lỗi dẫn đến kinh tế gia đình khó khăn, lương tâm mình không thể thoải mái được. Thế nhưng, tôi may mắn được các cấp, các ngành và bà con động viên nên bỏ “Tin lành Đê ga”. Hiện nay, gia đình có 2 sào ruộng, 1 ha cà phê, chăn nuôi thêm gia súc, gia cầm và trồng rau sạch nên thu nhập ổn định, kinh tế không còn khó khăn như trước”.

 Cán bộ Công an huyện Ia Grai và Phòng An ninh đối nội (Công an tỉnh) động viên ông Puih Naih (ngồi giữa; làng Breng 2, Ia Ia Dêr) xóa bỏ mặc cảm lầm lỗi, chăm lo làm ăn. Ảnh: Nguyễn Hữu
Cán bộ Công an huyện Ia Grai và Phòng An ninh đối nội (Công an tỉnh) động viên ông Puih Naih (ngồi giữa; làng Breng 2, Ia Ia Dêr) xóa bỏ mặc cảm lầm lỗi, chăm lo làm ăn. Ảnh: Nguyễn Hữu


Đến nay, làng Breng 2 có hơn 100 người từng tham gia hoạt động “Tin lành Đê ga” đã quay về sinh hoạt tôn giáo thuần túy. Đời sống tinh thần và vật chất của bà con từng bước được nâng lên. Già làng Ksor Hyao cho hay: “Việc tuyên truyền, vận động những người từng lầm lỡ đoạn tuyệt với “Tin lành Đê ga” gặp nhiều khó khăn. Bởi lẽ, họ bị kẻ xấu tiêm nhiễm vào tâm trí những ảo tưởng quá lớn. Vì nhận thức hạn chế, một số người xem đó là sự thật nên cứ đeo bám cái sai. Trong các cuộc họp làng hay tại đám cưới, đám ma, tôi đều tiếp xúc để nói cho họ hiểu, nhận thấy rõ cái sai để từ bỏ”.

Giữ cuộc sống bình yên

Hiện nay, tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn xã Ia Dêr có sự chuyển biến tích cực. Kết quả đó là nhờ sự nỗ lực của chính quyền các cấp, cơ quan Công an và đặc biệt là đội ngũ những người có uy tín. Già làng Ksor Hyao khẳng định: “Cả đời gắn bó với làng nên tôi hiểu bà con. Vì họ nhẹ dạ, cả tin nên bị bọn xấu lừa phỉnh, lôi kéo làm điều sai trái. Nay họ đã nhận thấy sai trái, quyết tâm từ bỏ “Tin lành Đê ga”, tôi rất mừng. Những năm qua, chính quyền địa phương, đặc biệt là các ban, ngành của xã thường xuyên xuống thôn, làng động viên những người từng lầm lỡ, giúp họ tái hòa nhập cộng đồng”.

Trung tá Hoàng Xuân Trường-Phó Trưởng Công an huyện Ia Grai-cho biết: “Đến nay, trên địa bàn huyện có hàng trăm hộ người dân tộc thiểu số sau khi được cơ quan Công an, chính quyền địa phương tuyên truyền đã từ bỏ “Tin lành Đê ga”, quay về sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước cho phép. Để đạt được kết quả trên, thời gian qua, cấp ủy, lãnh đạo Công an huyện đã tích cực tham mưu cho Ban Giám đốc Công an tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện chỉ đạo các mặt công tác. Đồng thời, Đội An ninh (Công an huyện) phối hợp chặt chẽ với Công an các xã và các tổ công tác của Phòng An ninh đối nội (Công an tỉnh), già làng, chức sắc tôn giáo… làm tốt công tác tuyên truyền, động viên những người từng lầm lỗi, giúp họ xóa bỏ mặc cảm, tái hòa nhập cộng đồng”.

Cũng theo Trung tá Trường: Các đội nghiệp vụ Công an huyện và Công an các xã thường xuyên phối hợp tuyên truyền, vạch trần âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các tổ chức, đối tượng phản động trong và ngoài nước để bà con nêu cao tinh thần cảnh giác, không bị chúng lừa phỉnh, xúi giục. Bên cạnh đó, lực lượng Công an chủ động nắm chắc tình hình, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn những đối tượng có hành vi lôi kéo bà con tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật, phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc, gây ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự xã hội.

 

NGUYỄN HỮU
 

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.