Người dân xã Kông Pla tăng thu nhập từ trồng cây cào để ủ rượu cần

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)-Nhờ chuyển đổi diện tích đất trồng mía, bắp kém hiệu quả sang trồng cây cào để ủ rượu cần, nhiều thành viên của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp xã Kông Pla (huyện Kbang) và một số hộ dân trên địa bàn xã đã cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống.

Là người đầu tiên trên địa bàn xã Kông Pla ủ rượu cần từ hạt cào theo hướng thương mại, anh Đinh Rang (thôn 3) cho biết: Trước đây, gia đình anh trồng một ít hạt cào để ủ rượu cần. Mỗi lần bạn bè thân thiết tới nhà chơi, anh thường đưa loại rượu cần do vợ chồng anh ủ từ hạt cào ra mời khách. Sau khi uống, nhiều người thấy ngon nên đã hỏi mua. Thấy được nhiều người ưa chuộng, năm 2016, anh quyết định trồng 5 sào cây cào để lấy hạt ủ rượu cần bán. Do cây cào phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng của xã Kông Pla nên mỗi vụ anh thu hoạch hơn 1 tấn hạt cào.

Đến năm 2018, anh cùng với 2 hộ khác trong làng thành lập Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Nông nghiệp Kông Pla do anh làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc HTX với nhiều ngành nghề, trong đó, có nghề trồng cây cào và kinh doanh rượu cần truyền thống. Bên cạnh đó, HTX còn liên kết với 6 hộ dân trong xã trồng cây cào và thu mua hạt cào của một số hộ trên địa bàn huyện Kbang, Đak Pơ và Kông Chro để về ủ rượu. Nhờ có nguyên liệu dồi dào, các thành viên của HTX luôn có sản phẩm để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Riêng anh Rang, mỗi năm đã ủ bán hơn 800 ghè rượu cần, loại từ 2,5-8 lít. Sau khi trừ chi phí, anh lãi trên 150 triệu đồng.

moi-nam-anh-dinh-rang-lai-150-trieu-dong-tu-trong-hat-cao-va-u-ruou-can.jpg
Mỗi năm, anh Rang lãi 150 triệu đồng từ bán rượu cần được ủ từ hạt cào. Ảnh Nhật: Hào

Đưa chúng tôi đi thăm một số vườn cào sắp cho thu hoạch, anh Rang cho biết thêm: Hiện giá thu mua hạt cào từ 35-50 ngàn đồng/kg. Trong khi đó, chi phí đầu tư về hạt giống và phân bón thấp, cây cào dễ sống nên rất thuận lợi. Với năng suất trung bình đạt trên 2 tạ/sào, cá biệt có hộ đạt gần 5 tạ/sào, người dân có thu nhập ổn định từ trồng hạt cào. Đặc biệt, do rượu cần ủ từ hạt cào và men lá tự nhiên uống thơm, có vị cay nồng và không bị đau đầu nên rất được khách hàng ưa chuộng. Những năm gần đây, nhận thấy thị trường tiêu thụ rượu cần tương đối thuận lợi, ngoài cung cấp hạt cào cho HTX, một số thành viên và hộ dân cũng để lại nguyên liệu để ủ rượu cần bán nên thu nhập tăng đáng kể.

moi-nam-anh-rang-trong-5-sao-hat-cao-thu-duoc-tren-1-tan.jpg
Theo anh Rang, trồng cây cào chi phí ít và giá bán cao nên người dân thu lãi cao. Ảnh: Nhật Hào

Tranh thủ trời nắng, bà Đinh Thị Anhưng (làng Lợt, xã Kông Pla) phơi mẻ hạt cào vừa thu hoạch. Bà Anhưng cho biết: Năm 2018, gia đình bà đã chuyển đổi 3 sào đất trồng mía sang trồng cây cào. Mỗi năm, bà chỉ trồng 1 vụ. Trung bình mỗi vụ, bà thu được gần 1 tấn hạt.

"Sau khi để lại một ít hạt giống và nguyên liệu để ủ rượu cần bán và sử dụng trong gia đình, tôi bán khoảng 9 tạ hạt cào với giá 50 ngàn đồng/kg, thu được 45 triệu đồng. Cộng với tiền ủ rượu cần bán, trừ chi phí, gia đình tôi lãi tổng cộng hơn 50 triệu đồng”-bà Anhưng cho hay.

ba-dinh-a-nhung-lai-hon-50-trieu-dong-tu-trong-va-u-ruou-can-tu-hat-cao.jpg
Bà Đinh A Nhưng lãi hơn 50 triệu đồng từ trồng và ủ rượu cần từ hạt cào. Ảnh: Nhật Hào

Tương tự, ông Đinh Minh (thôn 4) cũng chia sẻ: Mỗi năm, gia đình ông trồng 3 sào hạt cào. Ngoài số hạt cào bán thương phẩm, mỗi năm ông ủ khoảng 120-130 ghè để bán. Sau khi trừ chi phí, gia đình ông thu lãi hơn 30 triệu đồng.

nhieu-ho-dan-o-xa-kong-pla-da-co-them-thu-nhap-tu-trong-hat-cao-ban.jpg
Nhiều hộ dân ở xã Kông Pla đã có thêm thu nhập từ trồng hạt cào bán. Ảnh: Nhật Hào

Trao đổi với P.V, ông Trịnh Xuân Thông-Chủ tịch UBND xã Kông Pla-cho biết: Xã có 885 hộ dân, trong đó, người Bahnar chiếm hơn 60%. Năm 2018, sau khi HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Kông Pla thành lập, xã cũng đã lựa chọn sản phẩm rượu cần ủ từ hạt cào của HTX để xây dựng thành sản phẩm OCOP và đã đạt chứng nhận OCOP 3 sao cấp huyện năm 2023. Đặc biệt, việc HTX liên kết với các hộ dân trồng cây cào để có nguyên liệu phục vụ cho việc ủ rượu cần cũng đã tạo thuận lợi cho người dân trong tiêu thụ sản phẩm, tăng thu nhập, nhất là đối với các làng đồng bào dân tộc thiểu số.

“Đến nay, tổng diện tích trồng cây hạt cào trên địa bàn xã đã tăng lên trên 20 ha, tập trung chủ yếu tại thôn 3, thôn 4, làng Lợt và làng Briêng. Với đặc điểm dễ trồng, vốn đầu tư ít, năng suất trung bình đạt 2 tạ/sào và được thu mua với giá cao nên người dân có lợi nhuận khá. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân mở rộng diện tích trồng cây hạt cào; đồng thời, sẽ hướng dẫn người dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăm sóc nhằm rút ngắn thời gian canh tác để tăng vụ, tăng năng suất và thu nhập”-Chủ tịch UBND xã Kông Pla thông tin.

Có thể bạn quan tâm

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Nhà máy Đường An Khê triển khai vụ ép mía 2024-2025. Ảnh: Ngọc Minh

Nhà máy Đường An Khê triển khai vụ ép mía 2024-2025

(GLO)- Sáng 27-11, Nhà máy Đường An Khê (tỉnh Gia Lai) triển khai công tác chuẩn bị vào vụ ép mía 2024-2025; phát động ký cam kết chấp hành các quy định của pháp luật về an ninh trật tự, bảo đảm an toàn giao thông đối với Nhà máy Đường An Khê, cá nhân kinh doanh vận tải niên vụ mía 2024-2025.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Hà Duy

Hội thảo bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững cao nguyên Kon Hà Nừng

(GLO)- Sáng 22-11, Viện Sinh thái học Miền nam, Trung Tâm Con người và Thiên nhiên phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý Khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) cao nguyên Kon Hà Nừng tổ chức hội thảo Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững Khu DTSQ cao nguyên Kon Hà Nừng đến năm 2030.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.