(GLO)- Hơn 3 năm qua, nhiều hộ dân xã Đak Pơ, tỉnh Gia Lai bắt đầu đẩy mạnh làm nghề ủ rượu cần truyền thống từ hạt cào, không chỉ giúp bà con nâng cao thu nhập mà còn góp phần giữ gìn, bảo tồn hương rượu cần truyền thống của người Bahnar nơi đây.
(GLO)- Không chỉ đãi khách bằng những ghè rượu thơm nức, người dân làng Đak Asêl (xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) còn thể hiện tình cảm thân thiện, mộc mạc qua cách câu rượu mời khách, tạo nên nét văn hóa độc đáo riêng.
(GLO)- Nhịp sống hiện đại đang từng ngày lan rộng về các thôn, làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng có những giá trị truyền thống vẫn âm thầm được gìn giữ và phát huy. Ở làng Tul Đoa rượu cần là nét văn hóa ẩm thực đặc sắc, là bản sắc của người Bahnar đang được giữ gìn qua từng thế hệ.
(GLO)- Dù đã 72 tuổi nhưng bà HLok (thôn Bông Lar, xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) vẫn ngày ngày miệt mài làm men truyền thống để ủ rượu cần của người Jrai.
(GLO)- Nhờ duy trì cách làm men rượu từ những loại rễ cây, bà con Jrai ở xã Ia Yeng (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã làm ra mẻ rượu cần thơm ngon. Từ đó, góp phần gìn giữ loại men rượu cần độc đáo, tạo cơ hội cho hương rượu cần Ia Yeng bay xa và đem về nguồn thu nhập ổn định cho mỗi gia đình.
(GLO)- Không nổi bật trên bản đồ du lịch Gia Lai, nhưng Kông Chro-vùng đất ở Đông Trường Sơn luôn mang lại những cảm xúc ở mọi điểm đến, trên mọi cung đường từ những trải nghiệm đời sống hết sức bình dị.
(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.
(GLO)- Dù đã bước sang tuổi 80 nhưng bà H’Mon (làng Đê Kjiêng, xã Ayun, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) vẫn miệt mài ủ rượu cần truyền thống và truyền dạy kinh nghiệm cho phụ nữ trong làng.
(GLO)-Chiều 27-12, UBND thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức lễ công bố quyết định và trao giấy chứng nhận cho các sản phẩm đạt OCOP 3 sao cấp huyện năm 2024.
(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.
(GLO)- Có nhiều yếu tố liên quan đến việc uống rượu cần của đồng bào Bahnar. Mỗi một yếu tố đều chứa đựng giá trị riêng, trong đó, chiếc kang uống rượu là vật nhằm đảm bảo sự công bằng giữa mọi người khi uống rượu.
Trong cái nắng hanh hao của trời Tây Nguyên đầy gió và sương, người ta có thể mê đắm nhiều thứ, có thể chếnh choáng trong ngập tràn men say rượu cần. Thế nhưng, ở một góc trời khác, lại có những người chọn đón lộc mùa xuân bằng những chuyến xông rừng.
(GLO)- Rượu cần là thức uống của người Bahnar ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) dùng thết đãi khách quý và sử dụng vào dịp lễ hội quan trọng. Hiện, nhiều người trẻ ở Kbang đã đưa rượu cần thành sản phẩm hàng hóa, mang lại thu nhập cho gia đình, cộng đồng dân làng.
(GLO)- Ngày 1-11, Hội đồng đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2023. Tham gia đánh giá có đại diện một số sở, ngành liên quan của tỉnh, các chủ thể có sản phẩm được đánh giá.
(GLO)- Không gian huyền ảo của đêm hội hè Tây Nguyên với nhịp chiêng trầm bổng, vòng xoang đôi tay nắm chặt, ánh lửa bập bùng, hương rượu cần chuếnh choáng... được tác giả Tạ Văn Sỹ tái hiện sống động trong bài thơ “Say giữa đêm xoang“.
(GLO)- Tôi rẽ xuống con dốc chênh vênh dẫn lối về nhà trong khoảng trời xâm xẩm tối. Chỉ qua một khúc cua nhỏ mà nhịp sống náo nhiệt thị thành như tách biệt hẳn với ngôi nhà nằm nép dưới thung sâu, giữa bốn bề ngát hương cỏ lúa ruộng đồng.
(GLO)- Ché (ghè) là vật dụng làm bằng đất sét nung ở nhiệt độ cao, thường được người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên dùng để ủ/đựng rượu cần. Ché chủ yếu được trao đổi, mua bán, đưa từ các nơi khác đến, trong đó, nổi bật có ché Gò Sành.
Giữa thời tiết nắng hạn, ba già làng bưng mâm lễ vật gồm một con gà đã được nướng chín, nhúm gạo, muối đặt trên lá chuối lên nhà rông, bên góc nhà rông đặt sẵn một ghè rượu, và lễ cầu mưa bắt đầu.
Với người Ma Coong, lễ hội đập trống mới được xem là cái “Tết“ truyền thống, thế nhưng những năm gần đây, người Ma Coong dần hòa nhịp với cuộc sống miền xuôi. Đồng bào nơi đây cũng bắt đầu ăn Tết cổ truyền, cũng có cây nêu, cờ Tổ quốc và rượu cần trong 3 ngày Tết.
(GLO)- Cũng như các dân tộc khác sinh sống ở đại ngàn Tây Nguyên, mùa xuân với người Bahnar ở làng Đê Tul (xã Đak Sơ Mei, huyện Đak Đoa) cũng là mùa của chinh chiêng, mùa
Trở về từ cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới 2018, Hoa hậu H'Hen Niê được người dân buôn Sứt M'Đưng, huyện Cư M'gar (tỉnh Đắk Lắk) tổ chức đốt lửa trại, uống rượu cần trong đêm...