Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya đang tổ chức tại khu vực nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Đây không chỉ là dịp để du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của loài hoa dã quỳ, mà còn là cơ hội để thưởng thức những sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya diễn ra từ ngày 6 đến 12-11, trong đó trọng tâm là 3 ngày (8-9-10/11). Vì vậy, nằm trong chương trình quảng bá văn hóa, Ban tổ chức trưng bày gian hàng bày bán các sản phẩm đặc trưng địa phương không chỉ góp phần làm phong phú thêm trải nghiệm của du khách mà còn góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, kinh tế của địa phương.

Ông Nguyễn Ngọc Thanh-Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Păh-cho biết: Trong số 51 gian hàng bày bán các sản phẩm đặc trưng địa phương, trong đó có 44 gian hàng của 14 xã, thị trấn và các gian hàng trưng bày của Sở Công thương tại Tuần lễ đều được du khách đến tham quan, mua sắm.

Điều đáng mừng là nhiều sản phẩm như: mật ong, phấn hoa, cà phê, măng le, chuối sấy, yến sào, rượu cần, các sản phẩm thảo dược tốt cho sức khỏe được nhiều du khách quan tâm, lựa chọn mua và đặt hàng.

z6017812306833-4a077f8eac01e4279d542a31aa23c569.jpg
Chị Phạm Thị Trúc Quỳnh (thứ nhất bìa trái)-Quản lý hàng hóa Công ty cổ phần phát triển Yến Xuân Cao Nguyên giới thiệu sản phẩm với khách hàng. Ảnh: Đinh Yến

Chị Phạm Thị Trúc Quỳnh-Quản lý hàng hóa Công ty cổ phần phát triển Yến Xuân Cao Nguyên (161 Lê Duẩn, phường Phù Đổng, TP. Pleiku) cho biết: Các sản phẩm yến sào cao cấp bày bán tại gian hàng được nhiều du khách ghé thăm, mua sắm và đặt hàng. Thương hiệu Yến Xuân Cao Nguyên được thu mua từ các cơ sở nuôi yến trên địa bàn tỉnh Gia Lai và các tỉnh Tây Nguyên.

“Sản phẩm được bày bán tại Tuần lễ mong muốn được quảng bá đến với mọi người. Rất vui là gian hàng của Yến Xuân Cao Nguyên được nhiều người ghé thăm và mua sắm. Yến Xuân Cao Nguyên có đa dạng các sản phẩm cùng với mẫu mã sang trọng rất phù hợp để du khách mua về làm quà tặng người thân, gia đình, bạn bè. Tại Tuần lễ , đơn vị đã tiếp nhận 12 thông tin tìm hiểu đặt mua hàng Yến Xuân Cao Nguyên”-chị Quỳnh cho hay.

z6017808229440-f9169a6b1234660fc0988df097eb6943.jpg
Chị Châu Linh (bìa phải)-tình nguyện viên phụ trách gian hàng khởi nghiệp của Huyện Đoàn Chư Păh giới thiệu đến khách hàng sản phẩm mật ong hoa dã quỳ. Ảnh: Đinh Yến

Chư Đang Ya không chỉ nổi tiếng với núi lửa mà nơi đây còn được bà con tận dụng nuôi ong để tạo ra sản phẩm mật ong hoa dã quỳ. Sản phẩm mật ong hoa dã quỳ lần đầu được bày bán tại gian hàng khởi nghiệp của Huyện Đoàn Chư Păh.

Chị Châu Linh-tình nguyện viên tự do phụ trách gian hàng-chia sẻ: Các sản phẩm như mật ong phấn hoa dã quỳ, mắc ca, măng le khô… đều của thanh niên trong huyện làm ra. Trong số đó có sản phẩm được rất nhiều du khách mua là mật ong hoa dã quỳ do hộ kinh doanh Lê Văn Đức (SN 1996, thôn 4, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) sản xuất.

Sau khi dùng thử sản phẩm mật ong hoa dã quỳ, chị Lê Thị Thảo (xã Tân Sơn, TP. Pleiku) chọn lựa mua mật ong về làm quà cho người thân. Chị Thảo cho hay: “Hương vị mật ong hoa dã quỳ ngọt thanh, thơm mùi hoa rất khác so với các loại mật ong như: hoa cà phê, hoa cao su... Sau khi khảo sát 1 vòng các loại mật ong được bày bán ở các gian hàng, tôi rất thích mật ong hoa dã quỳ vì hương vị ngọt thanh nhẹ. Vì thế, đây là món quà ý nghĩa tôi mua về làm quà và thưởng thức để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình”.

z6017817076318-c749be2b234617af3b2d0647cc16a13a.jpg
Sản phẩm “Rượu ghè Mẹ Dung” được bày bán tại gian hàng đặc trưng các sản phẩm nông nghiệp của xã Hà Tây. Ảnh: Đinh Yến

Sản phẩm “Rượu ghè Mẹ Dung” cũng được bày bán tại gian hàng đặc trưng các sản phẩm nông nghiệp của gian hàng xã Hà Tây khá hút khách đến tham quan. Hàng ngày, rượu ghè mẹ Dung do nghệ nhân Yet (làng Kon Pơ Nang, xã Hà Tây) thực hiện.

Theo nghệ nhân Yet để làm ra sản phẩm rượu ghè Mẹ Dung, nguyên liệu được lấy từ thiên nhiên gồm: Gạo lứt, ớt tươi, vỏ cây Hyam. Sau đó, men rượu cũng được làm từ vỏ cây Hyam trộn với gạo ủ qua một đêm. Rượu cho vào những chiếc ghè ủ trong 2 tuần sẽ cho ra các sản phẩm cay nồng nhưng không gắt, vị ngọt thơm đọng lại rất dễ chịu và khi thưởng thức thì khó quên.

Ông Nguyễn Phú Quý du khách đến từ Hà Nội bày tỏ: “Tôi vào công tác tại Gia Lai, nhân dịp này đến tham quan Tuần lễ. Do nhu cầu công việc là hay nghiên cứu các loại rượu cần Tây Nguyên. Tôi thấy rượu ghè mẹ Dung do nghệ nhân Yet làm nổi tiếng rất lâu nhưng giờ mới được thưởng thức. Đúng là hương vị của men lá rừng mang đậm sự khác biệt, khiến người uống lâng lâng, nhưng càng uống lại càng ngon, không thấy đau đầu. Tôi đang lấy thông tin đặt hàng với số lượng mỗi lần lấy khoảng 100 trăm ghè để bán cho khác hàng trong, ngoài nước”.

Tại gian hàng của Viện nghiên cứu sức khỏe và giáo dục Tây Nguyên những ngày này là “cầu nối” để các chủ thể sản phẩm OCOP và các Hợp tác xã, hộ kinh doanh trong tỉnh gửi hàng tới Viện nhờ quảng bá sản phẩm đến các đơn vị cung ứng hỗ trợ đầu ra.

Tiến sĩ Phùng Thị Kim Huệ-Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện nghiên cứu sức khỏe và phát triển giáo dục Tây Nguyên-cho hay: Viện có Văn phòng tại 73 Lê Hồng Phong, TP. Pleiku. Hiện nay, Viện đang làm cầu nối giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của địa phương giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất quảng bá sản phẩm đến với người tiêu dùng. Hiện Viện đang hỗ trợ 60 mặt hàng của 20 doanh nghiệp, hợp tác xã trong, ngoài tỉnh. Đây là việc làm cần thiết giúp cho nông dân làm ra sản phẩm tìm được chỗ đứng trên thị trường.

z6017814763423-70878862771aa1d93d2a492f4810eeb7.jpg
Bà Vũ Thị Hòa (bìa phải- chủ trang trại hươu nai Huy Thuận, làng Xom Pốt, xã Ia Pia, huyện Chư Prông) hiện nuôi 100 con hươu và có nhiều sản phẩm nhung hươu bán ra thị trường. Ảnh: Đinh Yến

Bà Vũ Thị Hòa-chủ trang trại hươu nai Huy Thuận (làng Xom Pốt, xã Ia Pia, huyện Chư Prông) đang nuôi 100 con hươu để ngoài bán nhung, trang trại còn tạo ra sản phẩm nhung hươu ngâm mật ong bổ sung chất sắt, canxi, chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng, giảm mệ mỏi, tái tạo tế bào máu; rượu nhung hươu…

“Các sản phẩm này, chúng tôi bày bán tại Tuần lễ được nhiều du khách đến tìm hiểu. Chúng tôi rất vui là từ nhung hươu chế biến ra nhiều sản phẩm, không có chất béo mà dùng rất tốt cho sức khỏe. Sau Tuần lễ, chúng tôi tiếp tục gửi các sản phẩm qua Viện để quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng”-chị Hòa cho hay.

Trao đổi với P.V, Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Păh Nguyễn Ngọc Thanh-cho hay: Điều đáng mừng là các sản phẩm đặc trưng của địa phương trưng bày tại Tuần lễ được nhiều du khách biết đến. “Thời gian tới, các sản phẩm này sẽ tiếp tục là điểm nhấn trong các sự kiện du lịch không chỉ ở Chư Đang Ya mà còn ở các sự kiện của huyện, tỉnh, trong, ngoài nước”-ông Nguyễn Ngọc Thanh hy vọng.

Có thể bạn quan tâm

Với diện tích hơn 413.511 ha, cao nguyên Kon Hà Nừng sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ cùng nhiều thắng cảnh phù hợp cho du lịch sinh thái. (Ảnh đơn vị cung cấp).jpg

Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng

(GLO)- Bên cạnh các giải pháp như xây dựng quy chế, kế hoạch quản lý, bảo vệ môi trường thì đẩy mạnh truyền thông là một trong những giải pháp hữu hiệu được đưa ra tại diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng vừa được tổ chức ngày 15-11 tại TP. Pleiku.

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

(GLO)- Qua 3 ngày đầu diễn ra với nhiều chương trình ý nghĩa (từ ngày 8 đến 10-11), Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya 2024 để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách về một vùng đất, một loài hoa đã góp phần làm nên biểu tượng của du lịch Gia Lai.

Du khách rộn ràng check-in Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Du khách rộn ràng check-in Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Vào dịp cuối năm, khu vực núi lửa Chư Đang Ya (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh)  khoác lên mình chiếc áo vàng óng ả của những vạt hoa dã quỳ bung tỏa. Năm nay, Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya với nhiều hoạt động thú vị đã thu hút rất đông du khách đến trải nghiệm, check-in.