Văn hóa

E-magazine “Gia Lai trong tôi”

Triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 6 đến 15-11 tại danh thắng Biển Hồ (TP. Pleiku) với 100 tác phẩm của 25 tay máy chuyên và không chuyên trên địa bàn tỉnh.

Đây là hoạt động hưởng ứng các sự kiện lớn diễn ra tại Gia Lai vào tháng 11 gồm Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya và Giải chạy Gia Lai City Trail năm 2024.

Nghệ sĩ Ưu tú Đặng Công Hưng-Phó Chủ tịch phụ trách Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh-cho biết: Triển lãm mang đến cho công chúng cái nhìn toàn diện về những thành tựu của vùng đất cao nguyên trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa-xã hội, quốc phòng-an ninh.

Cùng với đó, tôn vinh, giới thiệu, quảng bá hình ảnh thiên nhiên, đất và người Gia Lai đến với người dân, du khách và nhà đầu tư. Đó là các danh thắng, di tích lịch sử-văn hóa, các công trình kinh tế, văn hóa-du lịch tiêu biểu; hoạt động lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa; làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh...

Cũng không thể không kể đến những khoảnh khắc cuộc sống đời thường, phong tục tập quán, vẻ đẹp con người và các nội dung khác hướng đến giá trị chân-thiện-mỹ.

Trong đó, cảnh phơi cà phê hết sức quen thuộc cũng có thể được khai thác để trở thành khoảnh khắc của nghệ thuật như các tác phẩm: Phơi cà phê (Trần Quang Hồng); Cày đảo cà phê (Nguyễn Quang Thành); Vun cà phê (Lê Văn Vinh); Phơi cà phê sạch (Phạm Công Quý).

Triển lãm lần này có sự góp mặt của bộ ảnh “Cà phê Việt” (Hòa Carol) từng đạt huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên lần thứ 29-2024.

bo-anh-22ca-phe-viet22-nghe-si-nhiep-anh-nguyen-ngoc-hoa-hoa-carol-7241-1397.jpg

Nhiều tác phẩm nghệ thuật khác từng đạt giải tại các cuộc thi khu vực cũng có mặt, phản ánh tình yêu Tổ quốc, tình quân dân gắn kết như: Chào cờ ở Quốc môn-Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (Nguyễn Linh Vinh Quốc); Bộ đội khám bệnh cho dân, An toàn điện biên giới (Hoàng Quốc Vĩnh); Bộ đội Biên phòng Ia Nan-Gia Lai sống cùng Nhân dân (Hòa Carol); Tuần tra cột mốc biên giới 717 (Nguyễn Thị Thùy Trang); Tình quân dân (Võ Đình Khoa)…

Du khách đến Gia Lai mùa đẹp nhất trong năm còn có dịp chiêm ngắm những hình ảnh tuyệt đẹp của du lịch Gia Lai qua ảnh như: thác K50 (huyện Kbang), hàng thông trăm tuổi, núi lửa Chư Đang Ya, chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh), Biển Hồ (TP. Pleiku), thác Mơ (huyện Ia Grai)…

Vẻ đẹp của bản sắc văn hóa cũng được các nhiếp ảnh gia bắt trọn, khiến người xem say lòng thông qua các tác phẩm: Vũ điệu Bahnar (Trần Hữu Hòa); Chung sức lợp nhà rông (Nguyễn Tấn Kần); Nghề truyền thống đồng bào Tây Nguyên (Nhất Hạnh)…

Một đề tài không bao giờ cũ là nét đẹp của con người trong sinh hoạt đời thường. Vẻ khỏe khoắn, duyên dáng, tài hoa của các chàng trai, cô gái “da nâu mắt sáng” được ghi lại với những bức: Chàng trai Tây Nguyên, Thiếu nữ Jrai (Phạm Dực); Sơn nữ (Lê Văn Vinh)…

Sự trao truyền bản sắc của đồng bào Tây Nguyên cũng trở thành tâm điểm của ống kính nhiếp ảnh. Có thể kể đến ở đây như các tác phẩm: Nghệ nhân tạc tượng, Độc tấu đàn t’rưng (Nguyễn Văn Thành); Dệt vải (Huy Tịnh); Bé vui học dệt (Phạm Công Quý).

Tham gia triển lãm, nhiều tay máy xem đây là dịp bày tỏ tình yêu dành cho xứ sở. Ông Lê Miền Nam-một công chức hưu trí ở phường Hội Thương (TP. Pleiku) cho hay: Nguyên quán của ông ở Khánh Hòa nhưng sinh trưởng tại Gia Lai. Quê hương thứ hai trong ông là nét văn hóa bản địa hoang sơ, mộc mạc, chân chất nhưng đọng lại bao điều thương nhớ.

Những tác phẩm: Góc làng Tơ Tung, Đan gùi… là sự gửi gắm tình cảm của tay máy không chuyên này với Gia Lai.

Ghi dấu ấn với các tác phẩm về trải nghiệm thú vị của du khách quốc tế tại vùng đất cao nguyên như “Kết nối di sản”, “Chung vui”, anh Huỳnh Bá Tính (hiện công tác tại Bảo tàng tỉnh) chia sẻ: Những năm gần đây, du khách quốc tế đến với Gia Lai ngày càng nhiều. Điều này khẳng định sự phát triển của du lịch Gia Lai. Mặt khác cũng cho thấy, người dân sẵn sàng chào đón du khách, sẵn sàng hội nhập.

“Mong rằng thời gian tới, bà con vừa phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tạo giá trị và dấu ấn riêng trong lòng du khách vừa đón nhận, hội nhập sâu rộng để làm phong phú và giàu có hơn đời sống của mình ”-anh Tính cho biết.

Cũng trong dịp này, tại khu vực sân nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh), Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức trưng bày 40 tác phẩm ảnh nghệ thuật thuộc các thể loại: phong cảnh, chân dung, sinh hoạt đời thường, tĩnh vật...

Triển lãm nhằm quảng bá vẻ đẹp thiên nhiên, nét văn hóa đặc sắc, danh lam thắng cảnh, lễ hội, tín ngưỡng, đặc sản ẩm thực, các điểm du lịch, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến du khách tham gia Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya năm 2024.

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vườn bắp của ba

(GLO)- Nhiều năm ở phố nhưng tôi đã quen với đất đồng, quen với sự bình yên làng mạc. Bởi vậy, hễ có dịp là tôi tranh thủ về quê, chẳng nhất thiết là phải cuối tuần.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Ngắm loạt tranh Tây Nguyên của danh họa Việt Nam

Ngắm loạt tranh Tây Nguyên của danh họa Việt Nam

(GLO)- Lần đầu tiên, hơn 60 tác phẩm về Tây Nguyên do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam lưu giữ đã được giới thiệu rộng rãi đến công chúng Phố núi Pleiku, trong đó có tranh của nhiều danh họa mà tên tuổi đã ghi đậm dấu ấn trong nền mỹ thuật hiện đại.

Khơi dậy ý thức bảo tồn văn hóa dân tộc cho thiếu nhi Gia Lai

Khơi dậy ý thức bảo tồn văn hóa dân tộc cho thiếu nhi Gia Lai

(GLO)- Để học sinh thể hiện sự hiểu biết về văn hóa dân tộc, tổ chức Đoàn-Đội các cấp của tỉnh Gia Lai triển khai hoạt động vẽ tranh, trình diễn trang phục truyền thống…Các hoạt động góp phần khơi dậy ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Các em học sinh trải nghiệm đan gùi với nghệ nhân làng Ngơm Thung, xã Ia Pết, huyện Đak Đoa. Ảnh: L.N

Sức sống di sản

(GLO)- Tham gia một sự kiện quy mô song các nghệ nhân gần như không trình diễn mà như đang trong buổi sinh hoạt văn hóa vẫn thường diễn ra tại buôn làng; khách tham quan cũng được hòa mình vào những trải nghiệm không thể thú vị hơn tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024.

Vũ khúc cao nguyên

Vũ khúc cao nguyên

(GLO)- Tháng 11, dã quỳ xúng xính váy hoa bung xòe nơi cao nguyên đất đỏ. Dã quỳ như cô gái nhỏ vẫn chung tình thao thiết với cái hẹn nắng lộng, trời xanh.

Dặm dài năm tháng

Dặm dài năm tháng

(GLO)- Tôi ngang qua trường cũ trong một ngày vòm trời xám đục trong bàng bạc hơi sương. Cảnh vật đã không còn như xưa nữa. Chỉ có cây bàng nơi góc sân trường run run giơ những chiếc lá ối đỏ phơ phất vẫy trong gió lạnh.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Những món đồ cũ

Những món đồ cũ

(GLO)- Mỗi lần sắp xếp lại đồ đạc trong nhà, tôi thường tần ngần ngắm nhìn những món đồ cũ. Những đồ vật vốn vô tri, nhưng khi gắn với cuộc sống con người thì chúng trở nên có hồn và có thể gợi lại những câu chuyện, kỷ niệm khó quên.

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?