Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Tham gia Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách có 45 nghệ nhân và người dân tham gia dệt thổ cẩm, đan lát truyền thống đến từ xã Ia Khươl, Ia Mơ Nông, Ia Nhin, Hòa Phú, Chư Đang Ya.

Mỗi người dân và nghệ nhân tham gia Cuộc thi đã thể hiện tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống trực tiếp ngay tại nơi diễn ra Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya. Những tác phẩm dự thi sẽ được ban tổ chức giữ lại để trưng bày, phục vụ du khách tham quan, trải nghiệm tại lễ hội hoa và các hoạt động văn hóa, nghệ thuật sau này.

z6015285784839-678e0acc549361aa78013b26abcdc921.jpg
Ban tổ chức Cuộc thi đã trao giải nhất nghề dệt thổ cẩm truyền thống trao cho nghệ nhân Rơ Châm Vơn, làng Pok, xã Ia Khươl,

Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức trao 2 giải nhất, 2 giải nhì, 4 giải ba. Trong đó, giải nhất nghề dệt thổ cẩm truyền thống thuộc về nghệ nhân Rơ Châm Vơn (làng Pok, xã Ia Khươl, huyện Chư Păh), nghệ nhân Rơ Châm Nghi (làng Kép 1, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh) giành giải nhì; các nghệ nhân: Rơ Châm Hoi (làng Kép 1, xã Ia Mơ Nông), Rơ Châm En (làng Băng, xã Ia Nhin, huyện Chư Păh) và Rơ Châm Huer (làng Hreng, xã Hòa Phú, huyện Chư Păh) đồng giải ba.

z6015292931133-93d41234a6cb2bc0075925857f8e6382.jpg
Nghệ nhân Rơ Châm Beoh (làng Hreng, xã Hòa Phú, huyện Chư Păh) thể hiện tay nghề đan lát của mình. Ảnh: Đinh Yến

Giải nhất nghề đan lát truyền thống trao cho nghệ nhân Rơ Châm Beoh (làng Hreng, xã Hòa Phú, huyện Chư Păh), giải nhì trao thuộc về ông Dyái (làng Ia Gri, xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) và giải ba cho nghệ nhân Rơ Châm Héh (làng Kép 1, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh).

z6015294888340-5ae1427fad9c70b9fc88e00d87129edc.jpg
Ban tổ chức trao giải nhất nghề đan lát truyền thống cho nghệ nhân Rơ Châm Beoh, làng Hreng, xã Hòa Phú, huyện Chư Păh. Ảnh: Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Trại sáng tác mỹ thuật tại Đắk Lắk: Nhà điêu khắc Nguyễn Vinh của Gia Lai được trao giải A

Trại sáng tác mỹ thuật tại Đắk Lắk: Nhà điêu khắc Nguyễn Vinh của Gia Lai được trao giải A

(GLO)- Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk vừa phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk khai mạc triển lãm và trao giải tác phẩm trại sáng tác mỹ thuật “Voi-Niềm tự hào của Buôn Đôn, Đắk Lắk”. Giải A duy nhất đã được trao cho nhà điêu khắc Nguyễn Vinh (Gia Lai).

Cồng chiêng của người Bahnar là dàn âm thanh rất kỳ vĩ , đòi hỏi nghệ nhân chỉnh chiêng phải am hiểu sâu sắc về âm nhạc và có năng khiếu. Ảnh: Hoàng Ngọc

Trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng tại TP. Pleiku

(GLO)- Chiều 12-4, bên hông trụ đá 54 dân tộc anh em tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), các nghệ nhân Bahnar, Jrai có cuộc gặp gỡ trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Gia Lai triển khai chuỗi hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam từ 15-4 đến 2-5

Gia Lai triển khai chuỗi hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam từ 15-4 đến 2-5

(GLO)-Với thông điệp “Văn hóa đọc-Kết nối cộng đồng”, “Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, “Đọc sách-làm giàu tri thức, nuôi dưỡng khát vọng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo”, chuỗi hoạt động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 4-2025 sẽ diễn ra từ 15-4 đến 2-5.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

Thiêng liêng ngày Giỗ Tổ

Thiêng liêng ngày Giỗ Tổ

(GLO)- Dẫu xa ở đất Tổ nhưng người dân Gia Lai luôn khắc ghi và tự hào về nguồn cội. Ngày Giỗ Tổ hàng năm cũng là dịp để mọi người thành kính tưởng nhớ công ơn các Vua Hùng theo những cách riêng.

Người vẽ chân dung Bác Hồ trên đá

Người vẽ chân dung Bác Hồ trên đá

(GLO)- Với tài vẽ tranh trên đá, anh Dương Đức Hòa-Giáo viên Mỹ thuật Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Kon Chiêng (huyện Mang Yang) đã khắc họa thành công chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trên chất liệu tưởng chừng không có gì ngoài vẻ khô cứng.

Khôi phục lệ cúng cá ở An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Lệ cúng cá ở An Khê

(GLO)- Trong lễ cúng Quý Xuân (17-2 âm lịch) vừa qua, Ban Nghi lễ miếu An Xuyên (phường Tây Sơn, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã khôi phục lệ cúng cá. Những con cá tươi ngon được ngư dân đánh bắt ở sông Ba dâng cúng tỏ lòng biết ơn các vị thần linh, tiền nhân.

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.