Điểm đến Gia Lai

E-magazine Bình yên Kông Chro

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Không nổi bật trên bản đồ du lịch Gia Lai, nhưng Kông Chro-vùng đất ở Đông Trường Sơn luôn mang lại những cảm xúc ở mọi điểm đến, trên mọi cung đường từ những trải nghiệm đời sống hết sức bình dị. 

dscf0476.jpg
Những ngôi làng Bahnar ngàn đời sống hòa hợp với tự nhiên

Với trên 70% dân số là người Bahnar, Kông Chro là vùng đất mang đậm dấu ấn và phong vị trong đời sống của cư dân bản địa. Từ kiến trúc nhà rông, nhà ở, nhà mồ đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân đều có những thi vị riêng hấp dẫn khách phương xa.

Về Kông Chro những ngày này cảm giác như một chuyến du xuân sớm. Khi đa số làng Bahnar đã bước vào mùa nông nhàn, chuẩn bị cho mùa "ăn năm uống tháng", cũng có những ngôi làng bước vào mùa lúa rẫy muộn trong năm.

mua-lua-ray-o-dak-pling.jpg
Người dân các làng ở xã Đak Pling bước vào mùa lúa rẫy muộn
dscf0329.jpg
Với hàng ngàn năm tồn tại, cây lúa rẫy đã làm nên nền văn hóa nương rẫy trong đời sống của đồng bào Bahnar
lua-ray-khong-chi-la-nguon-song-ma-con-mang-gia-tri-tinh-than-gan-nen-van-hoa-nuong-ray-cua-dong-bao-bahnar.jpg
Thói quen canh tác tạo nên bức tranh về đời sống đầy thi vị của người Bahnar ở Đông Trường Sơn

Đi dọc đường Trường Sơn, thấp thoáng những khu nhà mồ sặc sỡ sắc màu của họa tiết truyền thống, báo hiệu mùa pơ thi (bỏ mả) đang tới gần. Ven những con suối chảy qua các ngôi làng, cây cối trổ đầy lộc non.

Những em bé gái 9-10 tuổi với những gùi củi nặng trở về làng sau buổi chiều muộn. Và nhiều người già ở vùng đất nghèo nhất huyện Đak Pling vẫn giữ thói quen ăn trầu…Tất cả làm nên bức tranh đời sống, mang đến những trải nghiệm đầy cảm xúc.

dscf0392.jpg
Kiến trúc nhà sàn truyền thống của người Bahnar
img-0889.jpg
Xã Đăk Pling cũng là vùng đất duy nhất của huyện Kông Chro người Bahnar vẫn giữ thói quen ăn trầu
img-0888.jpg
Phụ nữ ăn trầu, đàn ông hút tẩu là hình ảnh rất đặc trưng ở vùng đất xa nhất huyện
img-0890.jpg
Những cây cau hàng trăm năm tuổi quanh không gian sinh sống phục vụ thú "thưởng trầu" của người dân

Mùa xuân này nếu chưa có kế hoạch cho những chuyến đi cụ thể, thì hãy dành cho bản thân một chuyến đi không mục đích. Hay nói cách khác, mục đích chính là lang thang về vùng đất Kông Chro. Bạn sẽ cảm nhận những phong vị khác nhau của cuộc sống.

ba-dinh-thi-blung-lang-pyang-lam-ruou-can-chuan-bi-don-tet-co-truyen-va-le-soma-kocham-cua-dong-bao-bahnar.jpg
Người Bahnar ủ rất nhiều ghè rượu cần để chuẩn bị đón Tết và lễ sơmăh kơ cham
 truyền thống
bap-nep-nau-chin-rai-men-u-2-ngay-mot-dem-cho-len-men-sau-do-moi-cho-vao-ghe.jpg
Hương rượu cần như báo hiệu mùa Xuân đang về
dscf0235.jpg
Trong gian bếp của người Bahnar những ngày giáp Tết, đâu đâu cũng thấy cảnh ủ rượu
dscf0371.jpg
Một góc làng Bahnar

Có thể bạn quan tâm

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng. Ảnh: Ngọc Minh

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng

(GLO)- Phát huy tiềm năng, thế mạnh cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa dân tộc, anh Hvinh Nút (làng Đăk Asêl, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phát triển mô hình du lịch cộng đồng, mở ra hướng làm kinh tế mới, gia tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

(GLO)- Nhiều năm nay, từ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cùng sự hưởng ứng người dân địa phương, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã tập trung đầu tư xây dựng và sửa chữa hạ tầng giao thông nông thôn. Qua đó, giúp người dân vận chuyển hàng hóa thuận tiện, thúc đẩy kinh tế phát triển. 

Những mái ấm ở vùng khó

Những mái ấm ở vùng khó

(GLO)- Ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát đã lan tỏa những giá trị nhân văn sâu sắc. Những ngôi nhà mới không chỉ góp phần làm đổi thay diện mạo nông thôn mà còn mở ra hy vọng về một cuộc sống tươi sáng hơn cho hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo.