Nhớ tết sơmăh kơ cham ở làng Tà Nung 1

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Người dân huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nghi lễ đón năm mới (Tơlô - Sơmăh kơ cham) độc đáo do do ông truyền lại.

Còn nhớ hồi năm 2007, khi đang băn khoăn với câu hỏi người Tây Nguyên có Tết không hay cái mốc để “chuyển năm” của đồng bào chỉ “gói” chung trong chuỗi các lễ hội dài của tháng ning nơng thì tôi được Giám đốc Sở Văn hóa-Thông tin giao nhiệm vụ phối hợp với Vụ Văn hóa dân tộc nghiên cứu, phục dựng một lễ hội truyền thống tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số.

Thăm dò từ nhiều nguồn, cuối cùng, tôi đã có lời giải đáp thỏa đáng về nghi lễ đón năm mới của một bộ phận dân cư Tây Nguyên. Đó là lễ sơmăh kơ cham của người Bahnar Tơlô.

1soma5.jpg
Hình ảnh vui tươi, dí dỏm của nhân vật pơtual (người tấu hề) tại lễ sơmăh kơ cham. Ảnh: Quang Thái-TTXVN

Vào một ngày cuối đông năm 2007, tôi và đồng nghiệp Ksor Phúc chất toàn bộ đồ dùng cá nhân, máy móc cần thiết lên chiếc xe máy cà tàng về Kông Chro. Thời điểm ấy, ở phía Đông Trường Sơn vẫn còn những trận mưa cuối mùa kèm gió lạnh. Đến nơi, chúng tôi cùng các đồng nghiệp ở Phòng Văn hóa-Thông tin như Văn Phú Thọ, Nguyễn Thông, Đinh Êu… bắt tay ngay vào công việc.

Sau khi trao đổi nhanh, chúng tôi cùng nhau vào làng Tơnung 1, xã Ya Ma. Ngôi làng có 96 hộ dân này chỉ cách thị trấn Kông Chro khoảng 5 km về phía Đông. Đoạn đường từ thị trấn vào làng tuy đã được trải cấp phối, nhưng những cơn mưa cuối mùa vẫn làm cho nhiều đoạn trở nên lầy lội, trơn trượt.

Đến nơi, thứ thu hút sự chú ý của tôi ngay từ cái nhìn đầu tiên chính là ngôi nhà rông của làng. Với kết cấu 7 gian, dài 14 sải (tay), rộng 4 sải; mái tranh dày 20 cm, khum khum úp xuống phần thân một nhà sàn có vách nứa “thượng thách hạ thu”, tạo nên sự bề thế dáng một con voi khổng lồ, vững chãi sải mình trên thảm cỏ cao nguyên. Xung quanh nhà rông, những tấm vách đan bằng phên lồ ô, hoa văn sặc sỡ, được tạo bởi các gam màu mạnh, có độ tương phản cao như đỏ-trắng, xanh-trắng… hình thành những mô típ trang trí sinh động.

Lúc chúng tôi đến, Chủ tịch UBND xã Ya Ma và các già làng đã chờ ở nhà rông. Già làng Đinh Nớ cho biết: Nhà rông của làng có Yang Gru (thần ở trong bọng/sáp ong). Đây được xem là thần bản mệnh của làng. Vì vậy mà dù ở giữa đại ngàn, nhưng dân làng kiêng ăn mật ong. Bok Rốk, bok Sét-những nhân vật trong sử thi cũng được dân làng Tơnung 1 đặc biệt tôn kính.

Chủ tịch UBND xã Đinh Hnguyên giải thích: Sơmăh kơ cham thể hiện đầy đủ không gian của hoạt động này. Sơmăh có nghĩa là cúng, kơ là một bổ ngữ, cham là sân nhà rông hiểu theo nghĩa hẹp, còn theo nghĩa rộng thì còn là đất ở của làng.

Lễ hội này được người Bahnar Tơlô tiến hành hàng năm vào cuối tháng ning nơng, sau Tết Nguyên đán của người Việt. Sơmăh kơ cham mang ý nghĩa như nghi lễ tiễn đưa năm cũ, đón năm mới, là lễ hội lớn nhất, quan trọng nhất, mở đầu cho một mùa vụ gieo trồng, một chu kỳ canh tác nương rẫy của người Bahnar Tơlô. Vì vậy mà trong lời khấn có câu: “Drau nhơn sơmăh kơ cham/Tuh snăm so, ayok snăm hle (nghĩa là: Hôm nay, dân làng làm sơmăh kơ cham/bỏ năm cũ, lấy năm mới).

Ngày 5 và 6-12-2007, lễ hội sơmăh kơ cham của người Bahnar Tơlô được phục dựng thành công tại khuôn viên nhà rông làng Tơnung 1 với sự tham gia của hơn 1.000 người Bahnar ở các làng: Tơnung 1, Tơnung 2, Hơn, Măng. Tham gia lễ hội còn có đông đảo người dân trong huyện, du khách thập phương.

Trong số này, gần 200 người trong những bộ trang phục, trang sức lễ hội sặc sỡ. Họ hồ hởi, phấn khởi tay trong tay, vai sát vai đi theo nhịp chiêng trống rộn ràng, xoay quanh khu vực có 5 thầy cúng do già làng Đinh Nớ làm chủ tế.

Lúc này, già làng Đinh Nớ cùng 4 người đứng phía dưới gơng kơpô lộng lẫy, mặt hướng về phía gơng và nhà rông, 2 tay chụm vào nhau, xòe ngang trán, đồng thanh đọc lời khấn thông báo với thần linh về việc dân làng sẽ làm sơmăh kơ cham, thông báo về những lễ vật sẽ được dâng lên thần linh và bày tỏ sự cầu mong được thần linh giúp đỡ để cả cộng đồng được mạnh khỏe, bình yên và có một mùa vụ tốt tươi năm sau.

Đối với dân làng Tơnung 1, sau gần 30 năm, với sự hỗ trợ về vật chất của dự án, cộng đồng mới làm được 1 sơmăh kơ cham với nghi thức ăn trâu hoành tráng để dâng lên thần linh như mong muốn. Với chúng tôi, nhiều năm đã qua, nhưng những gì được nhìn, được nghe… từ sơmăh kơ cham năm ấy vẫn là một ký ức vô cùng đẹp. Cũng trong lễ hội này, nhiều tư liệu được ghi và lưu giữ cho mai sau.

Có thể bạn quan tâm

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

(GLO)- Sau hơn 15 năm thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Chư Sê, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã đoàn kết, chung sức vượt qua mọi khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào.

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 2 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 2 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc

(GLO)- Ngày 29-4, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đã ký Quyết định số 420/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 2 thủ tục hành chính (TTHC) sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực công tác dân tộc thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Ia Pa: Dấu ấn 22 năm

Ia Pa - Dấu ấn 22 năm

(GLO)- Trải qua 22 năm xây dựng và phát triển, cán bộ và đồng bào các dân tộc huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh.

Nông thôn làng Thơh Ga B ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Quang Tấn

Chư Pưh: Đổi thay ở làng nông thôn mới Thơh Ga B

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, diện mạo nông thôn của làng Thơh Ga B (xã Chư Don) đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ đó, làng đã được UBND huyện Chư Pưh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

(GLO)- Ngày 29-4, đoàn y, bác sĩ Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng, Công ty Thiên Phúc Farma, Công ty CPTM Natulife Việt Nam tổ chức chương trình khám bệnh, phát thuốc miễn phí và tặng quà bà con thôn Plei Hek (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện)-thôn kết nghĩa với Sở Y tế Gia Lai.

Đổi thay ở xã anh hùng

Đổi thay ở xã anh hùng Ia Phìn

(GLO)- Phát huy truyền thống anh hùng, Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Ia Phìn (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) tiếp tục đoàn kết, chung tay xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Cuối năm 2017, xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

(GLO)- Ngày 25-4, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-Ttg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trong đó có việc bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025.