Kbang phục dựng nhiều lễ hội đặc sắc của đồng bào Bahnar

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bằng nhiều nguồn lực hỗ trợ, cộng đồng người Bahnar ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã phục dựng nhiều lễ hội đặc sắc, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tại địa phương.

Độc đáo lễ cúng bến nước

Lễ cúng bến nước của người Bahnar ở làng Kgiang (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) vừa được phục dựng sau nhiều năm vắng bóng. Lễ cúng diễn ra tại cánh đồng làng Kgiang, nơi quanh năm có nguồn nước dồi dào.

Trong quan niệm của người Bahnar, bến nước là nơi cung cấp nước, đó có thể là bến sông, suối, cánh đồng hay ở nơi có mạch nước tự nhiên, trong lành.

Bà con làm lễ cúng để tạ ơn thần nước đã ban cho nguồn nước mát lành. Nhờ có nước, dân làng mới có sức khỏe, cây trồng, vật nuôi mới sinh tồn, phát triển.

Già làng Đinh Chép (làng Kgiang) cho biết: Làng chuẩn bị 1 con heo, 1 con gà trống, 2 ghè rượu. Thành kính chuẩn bị lễ vật, già làng tin rằng khi kêu mưa, Yàng sẽ cho mưa; khi cần có nước để làm rẫy, trồng mía, trồng mì thì nguồn nước dồi dào.

“Có nước là có tất cả, có cốm, có gạo mới, có mía, nuôi con trâu, con bò khỏe mạnh. Vì vậy, những người già trong làng cố gắng giữ gìn nghi lễ này”-già làng Đinh Chép chia sẻ.

cac-nghi-le-trong-phuc-dung-le-cung-ben-nuoc-tai-lang-kgiang-xa-kong-long-khong-huyen-kbang.jpg
Làng Kgiang (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang)phục dựng lễ cúng bến nước. Ảnh: M.C

Lễ cúng bến nước do hội đồng già làng chủ trì gồm 2 nghi thức cúng ma và cúng Yàng. Trong nghi thức cúng ma, già làng gọi mời ông bà, tổ tiên hãy về cùng ăn, cùng uống rượu và phù hộ cho dân làng mạnh khỏe.

Trong nghi thức cúng Yàng, già làng tiếp tục gọi mời các Yàng núi, Yàng nước, các vị thần linh hãy về chung vui với dân làng. Già làng thỉnh cầu các vị thần ban cho dân làng nguồn nước dồi dào; cầu cho mưa thuận, gió hòa; phù hộ cho bà con mạnh khỏe, bình an, mùa màng bội thu, không có bệnh dịch xảy ra...

Kết thúc nghi lễ, các già làng lấy tiết heo, tiết gà, rượu rải xuống đất ở khu vực nguồn nước với ý nghĩa cho nước tươi mát, dồi dào quanh năm.

Phục dựng nghĩa là khôi phục và thực hiện giống như thật, đúng nguyên bản, làm sống dậy cái đã từng có. Với ý nghĩa đó, việc phục dựng lễ cúng bến nước giúp người Banhar, nhất là thế hệ trẻ hiểu sâu hơn về văn hóa dân tộc của mình.

Chị Đinh Thị Hăn cho hay: “Lần đầu tiên mình được tham gia lễ cúng bến nước. Lễ cúng độc đáo và linh thiêng. Sau khi được phục dựng, thế hệ trẻ có trách nhiệm duy trì, gìn giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc mình”.

Khuyến khích cộng đồng bảo vệ di sản

Bằng nhiều nguồn lực hỗ trợ, các làng đồng bào Bahnar ở huyện Kbang đã phối hợp phục dựng nhiều lễ hội đặc sắc như: cúng bến nước, mừng lúa mới, mừng nhà rông mới, tỉa lúa đầu năm, thổi tai...

Những nghi lễ được phục dựng đều rất đặc trưng trong đời sống của cộng đồng người Bahnar, phản ánh đậm nét vốn quý tinh thần vô cùng phong phú của cư dân Đông Trường Sơn.

Ông Nguyễn Ngọc Long-Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San, đơn vị hỗ trợ dân làng Kgiang phục dựng lễ cúng bến nước-cho biết: “Nhà hát đồng hành, hỗ trợ bà con phục dựng các nghi lễ, khôi phục những giá trị văn hóa đã bị mai một. Về cách làm, chúng tôi để bà con tự thực hiện. Đó là cách tốt nhất để người dân nhận thức đầy đủ vốn quý cần gìn giữ.

Giữ được giá trị văn hóa sẽ làm phong phú thêm đời sống tinh thần, đồng thời là tài nguyên để phát triển du lịch, nhất là du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa”.

phuc-dung-le-tia-lua-dau-nam-cua-nguoi-bahnar-o-lang-stor-xa-to-tung-huyen-kbang.jpg
Phục dựng lễ tỉa lúa đầu năm của người Bahnar ở làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang. Ảnh: M.C

Theo ông Đinh Đình Chi-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Kbang: Việc phục dựng các nghi lễ sẽ tiếp thêm động lực để người dân bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Lễ hội bắt nguồn từ đời sống. Vì vậy, việc phục dựng các nghi lễ phải gắn với không gian văn hóa, tức là gắn liền với quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt của bà con.

“Kbang là vùng đất giàu trầm tích văn hóa nhưng vẫn chưa khai thác được nhiều. Do đó, mục tiêu trong nhiệm kỳ tới là tập trung phát triển du lịch cộng đồng, lấy bảo tồn văn hóa dân tộc gắn với tài nguyên khác để phát triển du lịch, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Công tác phục dựng lễ hội, khôi phục giá trị văn hóa là để thực hiện mục tiêu này”-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Kbang nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.