Triển lãm độc đáo về Văn Miếu - Quốc Tử Giám tại Bình Định

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Triển lãm 'Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Giáo dục - Khoa cử Việt Nam' diễn ra từ 30.6 đến 31.7 tại Bình Định với nhiều nội dung đặc sắc, gắn kết di sản quốc gia với bản sắc văn hóa địa phương.

Sáng 30.6, triển lãm "Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Giáo dục - Khoa cử Việt Nam" đã khai mạc tại Bảo tàng tỉnh Bình Định, mang đến một góc nhìn sinh động về truyền thống hiếu học và tinh thần khoa bảng của dân tộc.

Các chiến sĩ bộ đội tham quan triển lãm "Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Giáo dục - Khoa cử Việt Nam" tại Bảo tàng tỉnh Bình Định. ẢNH: THANH TRÀ
Các chiến sĩ bộ đội tham quan triển lãm "Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Giáo dục - Khoa cử Việt Nam" tại Bảo tàng tỉnh Bình Định. ẢNH: THANH TRÀ

Triển lãm do Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám phối hợp tổ chức, diễn ra từ 30.6 đến 31.7, với nhiều nội dung đặc sắc, gắn kết di sản quốc gia với bản sắc văn hóa địa phương.

Tại buổi triển lãm, bà Nguyễn Liên Hương, Phó giám đốc Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám cho biết, một trong những điểm đặc sắc của triển lãm chính là thiết kế không gian trưng bày dựa trên cảm hứng từ trò chơi dân gian hô bài chòi - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thay vì sử dụng bảng thông tin truyền thống, các nội dung được thể hiện sinh động trên các tấm "thẻ bài" mô phỏng thẻ trong trò chơi bài chòi. Cách tiếp cận này vừa mang tính tương tác cao, vừa tạo nên một hình thức thể hiện mới mẻ, giúp người xem dễ dàng tiếp cận và ghi nhớ các nội dung lịch sử, đồng thời khéo léo tôn vinh nét văn hóa đặc trưng của người Bình Định.

Các đại biểu tham quan triển lãm. ẢNH: THANH TRÀ
Các đại biểu tham quan triển lãm. ẢNH: THANH TRÀ

Theo bà Hương, triển lãm lần này giới thiệu toàn cảnh về quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu - Quốc Tử Giám, một biểu tượng thiêng liêng của truyền thống hiếu học và tinh thần tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam. Các tư liệu trưng bày được lựa chọn kỹ lưỡng từ hàng trăm nguồn tư liệu quý giá, khái quát hệ thống giáo dục và khoa cử thời quân chủ, tôn vinh những bậc hiền tài có công xây dựng nền móng học thuật nước nhà, đồng thời phản ánh những hoạt động đương đại trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích.

Trải nghiệm in dập hoa văn trên bia tiến sĩ. ẢNH: THANH TRÀ
Trải nghiệm in dập hoa văn trên bia tiến sĩ. ẢNH: THANH TRÀ

Bên cạnh đó, triển lãm dành một phần không gian để giới thiệu riêng về truyền thống khoa cử tại tỉnh Bình Định - vùng đất nổi tiếng là "đất võ, đất học". Qua các hiện vật, tư liệu và chân dung danh nhân, người xem sẽ có cơ hội tìm hiểu về các nhà khoa bảng xuất thân từ địa phương, cùng những đóng góp nổi bật của họ trong lịch sử giáo dục và triều chính nước ta.

"Thông qua triển lãm, chúng tôi mong muốn gửi đến nhân dân tỉnh Bình Định, đặc biệt là các bạn trẻ một cái nhìn toàn diện và sinh động về Văn Miếu - Quốc Tử Giám, về truyền thống học hành, khoa cử của đất nước cũng như của chính quê hương mình; từ đó, góp phần nuôi dưỡng tinh thần hiếu học, gìn giữ bản sắc văn hóa và khơi dậy khát vọng vươn lên vì một Việt Nam phát triển, hạnh phúc và bền vững", bà Hương nhấn mạnh.

Theo Hải Phong (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Già làng “2 giỏi” của xã Ia Phí

Già làng “2 giỏi” của xã Ia Phí

(GLO)- Ông Rơ Châm Khir (SN 1954, làng Kênh, xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) không chỉ có đôi tay tài hoa vẽ những bức tranh sơn dầu, tượng gỗ dân gian đặc sắc, mà còn là già làng uy tín được cộng đồng tin tưởng.

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi

(GLO)- Người Tây Nguyên làm du lịch không chỉ bằng khu nghỉ dưỡng, mà còn bằng lòng hiếu khách và nghệ thuật kể chuyện. Vậy nên, đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi mà hãy đánh thức nó bằng chính giọng nói của rừng, bằng bàn tay của bà con và bằng tình yêu với buôn làng của mình.

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui là hiện tượng văn hóa xã hội đặc sắc của cộng đồng người Jrai ở Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Nghi lễ này tập hợp nhiều biểu tượng văn hóa độc đáo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới tâm linh của cư dân bản địa.

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

(GLO)- Ở buôn E Kia (xã Ia Rsai, huyện Krông Pa), ông Hiao Thuyên được biết đến là một nghệ nhân tài hoa khi giỏi cả sáo trúc, biểu diễn cồng chiêng, hát dân ca... Bằng những việc làm thiết thực, ông đã góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Jrai và xây dựng khối đại đoàn kết ở buôn làng.

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Nhắc đến đại ngàn Tây Nguyên, có lẽ biểu tượng văn hóa “sừng sững” chính là những mái nhà rông, nhà dài truyền thống của đồng bào các dân tộc. Trong những biến chuyển của thời đại, không gian che chở các hộ gia đình và lan tỏa văn hóa cộng đồng ấy khó tránh khỏi những hư hao, nghiêng ngả.

null