Nghệ thuật tuồng Dấu ấn Bình Định một thời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tôi về Bình Định vào dịp mùa xuân. Sau những ngày Tết nhộn nhịp, một số vùng ven biển, người dân “thỉnh” các đoàn hát bội (tuồng) không chuyên về hát vài ba đêm để thỏa mãn “cơn khát” nghệ thuật tuồng của những người dân xứ nẫu lớn tuổi.

Nhà thơ Văn Trọng Hùng-nguyên Giám đốc Sở Văn hóa-Thông tin tỉnh Bình Định, nhà soạn tuồng-tâm sự: “Hồi nhỏ, tôi thường đi theo mẹ xem hát bội hết đêm này đến đêm khác, riết rồi ghiền lúc nào không hay. Bây giờ, mỗi lần nghe tiếng trống chầu ở đâu là muốn chạy đến xem hát bội ngay”. Bởi vậy, ở Bình Định có câu: “Tai nghe trống chiến/Không khiến cũng đi/Nghe giục trống chầu/Đâm đầu mà chạy”.

anh-vo-tuong-co-thanh.jpg
Một cảnh trong vở tuồng “Cổ thành” (ảnh tư liệu).

Tôi nhớ, trong một bài viết trên báo Bình Định trước đây, Giáo sư Hoàng Chương từng ngợi ca cố Chủ tịch UBND tỉnh Nghĩa Bình (cũ) Tô Đình Cơ. Khi còn tại thế, ông Cơ là một người mê tuồng và trực tiếp cầm chầu trong một số lần biểu diễn hát bội ở quê hương. Tiếng trống chầu của ông rất điệu nghệ, có hồn, lôi cuốn người xem.

Thời ông Tô Đình Cơ còn tại chức, các đoàn tuồng Bình Định (kể cả chuyên nghiệp và không chuyên) được đặc biệt quan tâm nên phát triển rất mạnh. Nhiều nghệ sĩ tài năng của sân khấu tuồng cũng lần lượt xuất hiện. Ông đã đưa đoàn tuồng Bình Định ra Hà Nội biểu diễn cho đại biểu Quốc hội xem. Ông cũng là người trực tiếp cầm chầu, được lãnh đạo Đảng và Quốc hội lúc bấy giờ khen ngợi. Đến năm 2014, nghệ thuật hát bội truyền thống Bình Định được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo các nhà nghiên cứu, dù chưa rõ nghệ thuật tuồng du nhập vào Việt Nam từ khi nào nhưng người đầu tiên đặt nền móng cho nghệ thuật tuồng ở xứ Việt là cụ Đào Duy Từ (1572-1634), thời Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Mãi sau này, đến các đời vua nhà Nguyễn, đặc biệt dưới thời Vua Tự Đức đã phát huy nghệ thuật tuồng lên đỉnh cao với nhà soạn tuồng nổi tiếng Đào Tấn (1845-1907), người Tuy Phước (Bình Định), được mệnh danh là ông tổ của nghệ thuật tuồng Việt Nam. Những vở tuồng nổi tiếng của Đào Tấn được người đời ca ngợi như: “Vạn bửu trình tường”, “Cổ thành”, “Trầm hương các”, “Diễn võ đình”…

Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Khu ủy Khu V có chủ trương phục hồi nghệ thuật tuồng truyền thống nên cho phép thành lập Đoàn tuồng Liên khu V vào năm 1952. Đến năm 1954, đoàn tuồng này tập kết ra Bắc, đóng chân tại Hà Nội. Sau ngày giải phóng (30-4-1975), tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định sáp nhập thành tỉnh Nghĩa Bình, các nghệ sĩ tuồng đã hợp nhất thành Đoàn tuồng Nghĩa Bình, rồi nâng cấp thành Nhà hát Tuồng Nghĩa Bình; đến năm 1988 thì được đổi tên là Nhà hát Tuồng Đào Tấn.

Cách đây 5 năm, Nhà hát Tuồng Đào Tấn đã hợp nhất với Đoàn Ca kịch bài chòi Bình Định thành Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Bình Định. Những nghệ sĩ nổi tiếng của Nhà hát Tuồng Đào Tấn một thời được công chúng yêu mến như: Nghệ sĩ Nhân dân Hòa Bình, Nghệ sĩ Nhân dân Hoàng Ngọc Đình, Nghệ sĩ Nhân dân Võ Thị Tuyết Mai...

Những năm trước đây, Nhà hát Tuồng Đào Tấn đã có sự đóng góp đáng kể cho sự phát triển nghệ thuật tuồng ở 3 miền đất nước cả về mặt lý luận và thực tiễn; đồng thời, nhiều nhà soạn tuồng có bản sắc riêng cũng đã góp phần làm giàu cho kho tàng kịch bản tuồng ở nước ta từ cổ đến kim. Nhận xét về kịch bản tuồng của nhà soạn kịch Văn Trọng Hùng ở Quy Nhơn (Bình Định) với 5 kịch bản tiêu biểu trong tập “Đi tìm chân chúa” (Nhà xuất bản Sân khấu năm 2004), nhà phê bình nghệ thuật Nguyễn Văn Thành-Phó Viện trưởng Viện Sân khấu-cho hay: “Xem và đọc kịch của Văn Trọng Hùng, tôi cứ có cảm giác như đứng trước bức phù điêu chạm nổi nhiều tầng bậc, có những khoảng nổi, khoảng chìm, khoảng tối, khoảng sáng. Nếu chỉ nhìn nó bằng nguyên lý viễn-cận hoặc bằng thói quen tiếp nhận nghệ thuật 1 chiều quá đơn giản sẽ không sao đi được vào lòng sâu của thế giới nghệ thuật mà nhà viết kịch đã dày công và đầy tâm huyết sáng tạo nên”.

Ngày nay, tuy lượng người hâm mộ sân khấu tuồng không còn nhiều, nhất là lớp trẻ, song di sản nghệ thuật tuồng của Việt Nam nói chung và Bình Định nói riêng đã để lại dấu ấn khó phai trong lòng công chúng.

Có thể bạn quan tâm

Già làng “2 giỏi” của xã Ia Phí

Già làng “2 giỏi” của xã Ia Phí

(GLO)- Ông Rơ Châm Khir (SN 1954, làng Kênh, xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) không chỉ có đôi tay tài hoa vẽ những bức tranh sơn dầu, tượng gỗ dân gian đặc sắc, mà còn là già làng uy tín được cộng đồng tin tưởng.

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Dùng mặt nạ kỹ thuật số để phục hồi tranh. (Ảnh: Franetic)

Công nghệ đột phá phục chế tranh cổ chỉ trong vài giờ

(GLO)-Với những bức tranh có niên đại hàng thế kỷ, bị hỏng nặng, việc phục chế gặp nhiều rủi ro và tiêu tốn thời gian. Một bước đột phá về công nghệ vừa được các nhà khoa học thử nghiệm thành công, đã giải quyết được khó khăn này, đó là phương pháp mặt nạ kỹ thuật số.

Đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi

(GLO)- Người Tây Nguyên làm du lịch không chỉ bằng khu nghỉ dưỡng, mà còn bằng lòng hiếu khách và nghệ thuật kể chuyện. Vậy nên, đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi mà hãy đánh thức nó bằng chính giọng nói của rừng, bằng bàn tay của bà con và bằng tình yêu với buôn làng của mình.

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui là hiện tượng văn hóa xã hội đặc sắc của cộng đồng người Jrai ở Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Nghi lễ này tập hợp nhiều biểu tượng văn hóa độc đáo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới tâm linh của cư dân bản địa.

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

“Khánh Hòa là xứ trầm hương/Non cao biển rộng người thương đi về” - những câu thơ của nhà nghiên cứu Quách Tấn trong biên khảo Xứ trầm hương vừa là sự khẳng định danh xưng của một miền đất, vừa như lời mời gọi lữ khách bốn phương tìm về với thủ phủ của trầm hương Việt Nam.

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Nhắc đến đại ngàn Tây Nguyên, có lẽ biểu tượng văn hóa “sừng sững” chính là những mái nhà rông, nhà dài truyền thống của đồng bào các dân tộc. Trong những biến chuyển của thời đại, không gian che chở các hộ gia đình và lan tỏa văn hóa cộng đồng ấy khó tránh khỏi những hư hao, nghiêng ngả.

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

(GLO)- Tuy có sự phát triển của hệ thống thủy lợi song lễ cúng cầu mưa vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống cư dân vùng thung lũng Cheo Reo. Sự đa dạng trong nghi thức cúng của mỗi cộng đồng dân cư đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

null