Phục dựng lễ cúng bến nước người Bahnar huyện Kbang

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

.

Sáng 25-10, tại cánh đồng làng Kgiang (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San phối hợp với Trung tâm Văn hoá-Thông tin và Thể thao huyện Kbang tổ chức phục dựng lễ cúng bến nước của đồng bào Bahnar

Lễ cúng bến nước thường được người Bahnar tổ chức vào tháng 10, tháng 11 dương lịch hàng năm. Lễ vật gồm 3 ché rượu, 1 con heo lớn, 1 con gà trống, 1 con gà mái.

Sau khi hoàn tất các công đoạn chuẩn bị, già làng và hội đồng những người lớn tuổi thực hiện 2 nghi thức cúng ma và cúng Yàng, gửi lời thỉnh cầu của dân làng tới các Yàng Núi, Yàng Nước, các vị thần linh hãy ban cho dân làng nguồn nước dồi dào; cầu cho mưa thuận, gió hoà; phù hộ cho dân làng mạnh khỏe, bình an, làm ăn mùa màng bội thu, không có bệnh dịch xảy ra...

Sau nghi thức, nghi lễ cúng của già làng, đội cồng chiêng và múa xoang nữ làng Kgiang trong trang phục truyền thống góp vui cho lễ hội bằng những bài chiêng rộn rã. Các thiếu nữ Bahnar hoà vào vòng xoang nhịp nhàng, bước vào phần hội chung vui cùng dân làng.

Chương trình phục dựng lễ cúng bến nước của người Bahnar huyện Kbang được thực hiện theo nghi thức truyền thống, tái hiện gần như nguyên bản các nghi lễ, góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn, quảng bá, phát huy di sản văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Có thể bạn quan tâm

Là gốm nhưng không phải... gốm

Là gốm nhưng không phải... gốm

Sau thời gian dài thực nghiệm, nghệ nhân Đỗ Hữu Triết (51 tuổi, ngụ 66 Chi Lăng, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) sáng tạo thành công chất liệu mới có tên Việt kim diêu có thể đáp ứng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật với nhiều đặc tính ưu việt.

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Sau những gian hàng lồng đèn ồn ào, tấp nập mùa Trung thu là bao năm thao thức thầm lặng của các nghệ nhân, miệt mài, tỉ mỉ với từng công đoạn để thế hệ nào cũng có ký ức đẹp về những đêm trăng vàng với chiếc lồng đèn truyền thống rực rỡ trên tay.
Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Trước nay, các nhà nghiên cứu đều cho rằng mỹ thuật Đông Sơn bị trống vắng yếu tố thực vật. Thế nhưng với sự phát hiện hoa văn vòng tròn hay vòng tròn đồng tâm có chấm giữa là hoa cúc được cách điệu, đã cho thấy yếu tố thực vật chưa bao giờ vắng bóng trong trang trí ở trống đồng.
Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Khung tre được uốn nắn tỉ mỉ, bọc bên ngoài là tấm giấy đầy màu sắc rực rỡ, nghệ nhân Trần Thanh Tùng (80 tuổi, thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) làm thành những chiếc lồng đèn trung thu truyền thống.
Chất trữ tình trong trường ca Xing Chơ Niếp

Chất trữ tình trong trường ca Xing Chơ Niếp

(GLO)- Trường ca Xing Chơ Niếp của dân tộc Ê Đê được sưu tầm ở vùng Krông Pa (cũng có người cho rằng đây là trường ca của người Bahnar Chăm ở Krông Pa) từ những năm 80 của thế kỷ trước, cùng thời với H’mon Đăm Noi của người Bahnar được sưu tầm ở vùng Kông Chro ngày nay.
Thương lắm, nhà Rông…

Thương lắm, nhà Rông…

Đó là một trong những ngôi nhà Rông cổ và đẹp nhất nhì xứ này còn giữ lại hầu như nguyên vẹn ét xưa cũ trên cao nguyên. Nhưng ngọn lửa đã đốt trụi những gì tinh túy nhất của làng. Ngọn lửa bốc lên cháy rực bỏng rát trong tim của mỗi người làng một nỗi đau nhưng nhức.