Âm thầm truyền dạy cồng chiêng cho lớp trẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhiều năm qua, ông Mlang (làng Kol, xã Trang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn âm thầm truyền dạy cồng chiêng cho lớp trẻ. Với ông, không gian văn hóa cồng chiêng không chỉ là di sản mà còn là linh hồn của dân tộc mình.

Trong một buổi chiều tháng 6 mưa rả rích, những đứa trẻ làng Kol vẫn say mê theo nhịp chiêng. Cạnh bên, ông Mlang chăm chú lắng nghe từng âm thanh để biết chiêng nào lạc nhịp, chiêng nào đã tròn tiếng, cháu nào đánh tốt, cháu nào chưa đồng điệu.

ong-mlang-ao-xanh-huong-dan-nhom-tre-em-lang-kol-danh-cong-chieng-tai-nha-anh-dong-lai.jpg
Ông Mlang (áo xanh) hướng dẫn nhóm trẻ em làng Kol đánh cồng chiêng tại nhà. Ảnh: Đồng Lai

Ông Mlang kể: Năm 10 tuổi, ông đã theo chân cha mình và các già làng tham gia nhiều lễ hội để nghe, cảm nhận, học hỏi và ghi chép lại những bài chiêng cổ. “Hồi đó, cứ nghe rồi học theo mà rành. Có lẽ, mình sinh ra giữa tiếng chiêng nên cảm và học nhanh. 2 tuần thôi là tay chân đã nhịp nhàng rồi”-ông nói.

Cả tuổi thanh xuân của ông gắn liền với tiếng chiêng nhưng đến năm 1992, bộ chiêng cuối cùng của làng bị mất, hoạt động cồng chiêng gián đoạn. “Lúc đó, ai cũng buồn nhưng không biết xoay xở thế nào vì bộ cồng chiêng có giá trị rất lớn, không dễ gì mua lại được. Không có chiêng thì đành chịu, song trong lòng vẫn đau đáu”-ông Mlang nhớ lại.

ong-mlang-ben-phai-dang-huong-dan-em-anh-ben-trai-dang-chieng-anh-dong-lai.jpg
Ông Mlang đang hướng dẫn em Anh đánh chiêng. Ảnh: Đồng Lai

Để bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc, năm 2013, UBND xã Trang đã trao tặng làng Kol bộ cồng chiêng mới. Lúc này, ông Mlang cùng với các già làng thành lập đội chiêng, bắt tay tập luyện và truyền dạy cho thế hệ trẻ. Từ năm 2014, ông bắt đầu truyền dạy đánh chiêng cho lớp trẻ trong làng tại chính căn nhà nhỏ của mình. Lớp học không có bảng đen, không học phí và cũng không có nguồn hỗ trợ tài chính nào. Ông dạy bằng ký ức, bằng trải nghiệm của một người từng sống trọn với tiếng chiêng.

Ông Mlang chia sẻ: “Ai muốn học thì tới, tôi sẵn sàng chỉ dạy cho đến khi nào biết thì thôi. Chỉ mong thế hệ trẻ không bỏ mất văn hóa. Mình còn sức thì còn dạy”.

Dưới sự tận tâm chỉ dạy của ông Mlang, nhiều em nhỏ trong làng đã được tiếp cận và dần gắn bó với cồng chiêng. “Sau 2 tháng học, em đã có thể giữ nhịp và chơi thành thạo vài bài chiêng. Ông Mlang không chỉ dạy cách đánh chiêng sao cho đúng mà còn giải thích cặn kẽ cho chúng em về nguồn gốc từng âm thanh của tiếng chiêng”-em Anh cho hay.

ong-mlang-cung-cac-hoc-tro-nho-trong-doi-chieng-lang-kol-anh-dong-lai.jpg
Ông Mlang cùng các học trò nhỏ trong đội chiêng làng Kol. Ảnh: Đồng Lai

Hiện nay, đội chiêng làng Kol có 15 thành viên, thường xuyên tham gia biểu diễn tại các dịp lễ hội và ngày hội văn hóa các dân tộc do tỉnh, huyện tổ chức. Ghi nhận những đóng góp tích cực của đội, đầu năm 2025, UBND tỉnh đã trao tặng bộ cồng chiêng gồm 20 chiếc để phục vụ hoạt động truyền dạy và biểu diễn.

Trao đổi với P.V, ông En-Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Trang-nhận xét: “Ông Mlang không chỉ là người gìn giữ di sản cồng chiêng mà còn truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ. Nhờ ông, đội chiêng làng Kol đã duy trì hoạt động đều đặn, tạo nền tảng để phát huy bản sắc văn hóa trong cộng đồng.

Thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục tổ chức các hoạt động văn hóa cộng đồng, phối hợp cùng ông Mlang và các nghệ nhân mở lớp dạy cồng chiêng, xoang cho thế hệ trẻ”.

Có thể bạn quan tâm

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Dùng mặt nạ kỹ thuật số để phục hồi tranh. (Ảnh: Franetic)

Công nghệ đột phá phục chế tranh cổ chỉ trong vài giờ

(GLO)-Với những bức tranh có niên đại hàng thế kỷ, bị hỏng nặng, việc phục chế gặp nhiều rủi ro và tiêu tốn thời gian. Một bước đột phá về công nghệ vừa được các nhà khoa học thử nghiệm thành công, đã giải quyết được khó khăn này, đó là phương pháp mặt nạ kỹ thuật số.

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui là hiện tượng văn hóa xã hội đặc sắc của cộng đồng người Jrai ở Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Nghi lễ này tập hợp nhiều biểu tượng văn hóa độc đáo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới tâm linh của cư dân bản địa.

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

“Khánh Hòa là xứ trầm hương/Non cao biển rộng người thương đi về” - những câu thơ của nhà nghiên cứu Quách Tấn trong biên khảo Xứ trầm hương vừa là sự khẳng định danh xưng của một miền đất, vừa như lời mời gọi lữ khách bốn phương tìm về với thủ phủ của trầm hương Việt Nam.

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

(GLO)- Tuy có sự phát triển của hệ thống thủy lợi song lễ cúng cầu mưa vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống cư dân vùng thung lũng Cheo Reo. Sự đa dạng trong nghi thức cúng của mỗi cộng đồng dân cư đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

null