Phát huy sức mạnh văn hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa. Trong đó, điện ảnh luôn được nhìn nhận là ngành công nghiệp văn hóa đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao, từ quy trình sản xuất, phát hành đến chiến lược tiếp thị và tạo ra lợi nhuận đáng kể.

Nhìn lại khoảng hai thập niên trở về trước, điện ảnh Việt phổ biến các tác phẩm được sản xuất theo hình thức đặt hàng, sống nhờ “bầu sữa ngân sách” nên phần lớn thiếu các yếu tố quan trọng của một ngành công nghiệp. Vì thế, vòng đời của phim ngắn và khó tiếp cận đại chúng. Khi làn sóng xã hội hóa lan rộng, đặc biệt là tại TPHCM - nơi các nhà sản xuất tư nhân nhanh chóng nhập cuộc, điện ảnh mới kiến tạo một thị trường sôi động. Kết quả là hàng loạt tác phẩm đạt doanh thu cao, từ vài tỷ đồng đến hàng trăm tỷ đồng liên tục xuất hiện, nhất là trong 5 năm trở lại đây. Điện ảnh trở thành minh chứng tiêu biểu của câu chuyện thương mại hóa thành công.

Điện ảnh là ví dụ điển hình sử dụng chính các giá trị của mình để tạo ra nguồn lực, thúc đẩy phát triển theo hướng bền vững và độc lập hơn. Trong thực tiễn, nhiều lĩnh vực thuộc công nghiệp văn hóa khác, như du lịch văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, thời trang… cũng đã chứng minh tiềm năng tạo ra giá trị lợi nhuận lớn. Các chương trình nghệ thuật, đêm concert như Anh trai vượt ngàn chông gai, Anh trai say hi hay những điểm đến du lịch văn hóa được yêu thích, những dấu ấn thời trang Việt tại các sàn diễn trong và ngoài nước... cho thấy phần nào thành công của quá trình thương mại hóa văn hóa một cách sáng tạo, đúng hướng.

Thành công của mô hình “lấy văn hóa nuôi văn hóa” trước hết nằm ở việc từng bước xóa bỏ định kiến văn hóa chỉ là lĩnh vực tiêu tiền. Khi văn hóa có thể tự tạo ra giá trị, tự nuôi sống và tái đầu tư cho chính mình cũng đồng nghĩa với việc giảm dần lệ thuộc vào ngân sách nhà nước. Bởi bản chất của quá trình “thương mại hóa văn hóa” là đưa các lĩnh vực văn hóa vào dòng chảy chung của nền kinh tế. Khi được nhìn nhận như một loại hình sản phẩm hàng hóa đặc biệt, văn hóa buộc phải tuân theo các quy luật cơ bản: cung cầu, cạnh tranh, giá trị sử dụng và khả năng tiêu thụ. Điều đó đặt ra yêu cầu sản phẩm văn hóa muốn tồn tại và phát triển trước hết phải sống được trên thị trường. Muốn vậy, cần phá vỡ các khuôn sáo cũ, nhất là trong tư duy sản xuất theo kiểu “đặt hàng”, để hướng tới việc thấu hiểu nhu cầu và thị hiếu của công chúng. Khi văn hóa đáp ứng được thị trường, không chỉ thu hút được sự quan tâm của xã hội mà còn mở ra cơ hội huy động nhiều nguồn lực, bao gồm cả đầu tư ngoài ngành - yếu tố rất quan trọng để làm “dày vốn” cho phát triển văn hóa. Từ đây, một vòng tuần hoàn tích cực được thiết lập: đầu tư sinh lợi - tái đầu tư - thị trường mở rộng - đời sống văn hóa phong phú - đóng góp cho GDP tăng lên. Đó chính là con đường khả thi để xây dựng một nền công nghiệp văn hóa vừa có bản sắc, vừa có sức sống kinh tế, gần gũi với cộng đồng và hòa nhập vào dòng chảy phát triển chung.

Tuy nhiên, “lấy văn hóa nuôi văn hóa” không thể thành hiện thực trong một sớm một chiều. Đó là một quá trình cần lộ trình rõ ràng, chiến lược phù hợp và hệ thống giải pháp đồng bộ. Trong tiến trình ấy, nhà nước vẫn giữ vai trò nền tảng: xây dựng hành lang pháp lý, hoạch định chính sách, điều tiết thị trường và ban hành cơ chế khuyến khích phát triển. Song, điều cốt lõi là phải kiến tạo được một hệ sinh thái văn hóa bền vững - nơi các nguồn lực được quy hoạch, đầu tư bài bản, dài hạn, đúng trọng tâm, trọng điểm, chất lượng và trên hết phải đảm bảo bản sắc dân tộc, phù hợp xu hướng hội nhập. Chỉ khi văn hóa trở thành một lĩnh vực có khả năng sinh lợi, có năng lực xuất khẩu và có chỗ đứng rõ nét trong đời sống xã hội cũng như nền kinh tế thì “lấy văn hóa nuôi văn hóa” mới không còn là một khẩu hiệu mà trở thành hiện thực sống động và khả thi.

Theo VĂN TUẤN (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Diện mạo hành chính mới tạo động lực để đất nước phát triển

Diện mạo hành chính mới tạo động lực để đất nước phát triển

(GLO)- Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, chỉ còn vài ngày nữa, đất nước ta chính thức bước vào cuộc chuyển mình vĩ đại nhất kể từ ngày thống nhất non sông. Sự thay đổi về mô hình chính quyền địa phương lần này sẽ đem lại diện mạo hành chính mới, tinh gọn, năng động, hiệu lực, hiệu quả.

Dân đồng tình ủng hộ, sao cán bộ lại tâm tư?

Dân đồng tình ủng hộ, sao cán bộ lại tâm tư?

(GLO)-Đó là câu hỏi mà Tổng Bí thư Tô Lâm đặt ra tại buổi làm việc với Đảng ủy MTTQ Việt Nam và các đoàn thể Trung ương vào sáng 23-6 khi có một bộ phận cán bộ băn khoăn, day dứt vì thực hiện sắp xếp các tổ chức Mặt trận, đoàn thể nói riêng và sắp xếp, sáp nhập bộ máy hệ thống chính trị nói chung.

Học kỹ, thi thật!

Học kỹ, thi thật!

Việc chuyển giao toàn bộ quy trình sát hạch, cấp, đổi bằng lái xe từ Bộ GTVT sang Bộ Công an, cụ thể là giao cho lực lượng CSGT đảm nhận, đánh dấu một bước ngoặt trong công tác quản lý người điều khiển phương tiện giao thông tại VN.

null