Hội thảo về Vua Lửa gắn với di tích quốc gia Plei Ơi sẽ diễn ra cuối tháng 12

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam sẽ tổ chức hội thảo “Vua Lửa-Huyền thoại và hiện thực, giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di tích Plei Ơi” vào cuối tháng 12 tại huyện Phú Thiện.

le-cung-cau-mua-anh-vu-chi.jpg
Lễ cúng cầu mưa của Yang Pơtao Apui tại huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Hội thảo có sự tham gia của các nhà khoa học, nghiên cứu trong và ngoài tỉnh. Mục đích của hội thảo nhằm tổng hợp những tư liệu, kết quả nghiên cứu, đánh giá mới của các nhà khoa học trong thời gian qua liên quan đến vai trò, vị trí của Vua Lửa và việc thực hành nghi lễ cúng cầu mưa của Yang Pơtao Apui; nêu bật những giá trị của di tích và nghi lễ trong quá khứ và hiện tại, đồng thời đề nghị nâng cấp địa điểm này thành di tích lịch sử-văn hóa quốc gia đặc biệt.

Qua hội thảo cũng đề xuất các giải pháp nhằm tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích lịch sử-văn hóa quốc gia Plei Ơi và lễ cúng cầu mưa trong thời gian tới, đồng thời định hướng phát triển du lịch cho địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Hoa mùa xuân

Hoa mùa xuân

(GLO)- Mùa này, trên khắp nẻo núi đồi, thung xa hay trong mỗi vườn nhà, những chồi non lộc biếc bắt đầu mởn xanh trong gió, rực rỡ đón chào năm mới.

Dốc xưa

Dốc xưa

(GLO)- Nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ thấy đèo dốc như những dải lụa mềm mại. Ấy vậy mà khi đặt chân đến đó, bạn sẽ thấy nó như một thách thức lớn khiến ta phải ngẫm nghĩ thật nhiều. Nhưng, không phải lúc nào chênh vênh cũng làm ta ngã mà lại bồi đắp nên nghị lực và ý chí vượt khó.

Ra Bắc, vào Nam

Ra Bắc, vào Nam

(GLO)- Hơn nửa đời người, tôi loay hoay đi về giữa 2 miền Nam-Bắc. Miền Bắc là quê hương, là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời. Còn miền Nam là nơi tôi học tập và trưởng thành.

“Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”

“Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”

(GLO)- Chúng ta phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược đến năm 2030 thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 là nước phát triển, thu nhập cao.

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Mùi Tết

(GLO)- Có một ngày, tôi bỗng ngồi nhớ nhung mùi Tết, để rồi tự hỏi mùi của Tết là gì? Phải chăng đó là mùi của nồi bánh chưng đang sôi lục bục ở góc sân đêm 29 Tết hay là mùi thơm nồng của dưa hành dưa kiệu mới ngấu?

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Pleiku: Sôi nổi chương trình văn nghệ “Chào năm mới 2025”

Pleiku: Sôi nổi chương trình văn nghệ “Chào năm mới 2025”

(GLO)- Tối 31-12, tại Nhà Thiếu nhi TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), Trung tâm Văn hóa- Thông tin và Thể thao phối hợp cùng Thành Đoàn, Hội Liên hiệp phụ nữ TP. Pleiku tổ chức chương trình văn nghệ “Chào năm mới 2025”. Chương trình văn nghệ đã thu hút hơn 1.000 khán giả đến xem và cổ vũ.