Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.

Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện) gắn liền với truyền thuyết Hỏa Xá. Theo truyền thuyết, các Vua Lửa là người có sức mạnh phi thường. Nhờ vào quyền năng của thanh gươm thần nên các Vua Lửa có thể hô mưa, gọi gió, giúp mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, dân làng ấm no. Bên cạnh thần quyền, trong những năm đầu thế kỷ XX, từ đời Vua Lửa thứ 11 Siu Ắt, đời Vua Lửa thứ 12 Siu Tũ đã liên kết với các tộc trưởng trong vùng lãnh đạo người dân chống lại các thế lực ngoại xâm.

Thực dân Pháp khi đến Tây Nguyên đã muốn thiết lập mối quan hệ với các thủ lĩnh và những người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc, đặc biệt là các Pơtao Apui nhằm thu phục người dân một cách nhanh chóng, hiệu quả. Mặc dù bị mua chuộc, dụ dỗ, song các Vua Lửa đã kiên quyết từ chối, không chịu khuất phục trước sự thu phục, đàn áp của thực dân, trở thành thủ lĩnh quân sự, tổ chức những cuộc di dân, lập căn cứ, lãnh đạo người dân cùng tham gia chống thực dân.

Năm nay, theo dự kiến của Ban tổ chức, lễ cúng cầu mưa sẽ được livestream phục vụ người dân và du khách. Ảnh: V.C

Năm nay, theo dự kiến của Ban tổ chức, lễ cúng cầu mưa sẽ được livestream phục vụ người dân và du khách. Ảnh: V.C

Năm 1993, Plei Ơi được công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia. Năm 2015, lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Từ đó đến nay, khu di tích được chính quyền địa phương quan tâm đầu tư nhiều hạng mục nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa-lịch sử, qua đó thu hút du khách gần xa, tạo điều kiện phát triển du lịch địa phương.

Năm 2020, khu di tích được đầu tư xây dựng sân lễ hội, nhà giấu gươm, nhà dài, 2 nhà phụ tá, nhà trưng bày. Năm 2023, huyện đầu tư mở rộng tuyến đường nội bộ, trồng cây xanh. Theo kế hoạch, giai đoạn 2024-2025, khu di tích sẽ được đầu tư 9,014 tỷ đồng từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia để cải tạo, nâng cấp một số hạng mục. Bà Kpă Loan-Phó Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Phú Thiện-cho biết: “Song song với việc đầu tư, tôn tạo di tích, những năm gần đây, huyện tổ chức phục dựng lễ cúng cầu mưa trên đỉnh Chư Tao Yang, tổ chức hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số, giải marathon, phiên chợ nông sản ngay tại khu di tích nhằm giới thiệu, quảng bá nét đẹp văn hóa, phong tục tập quán, sản vật tại địa phương đến với du khách”.

Nhân kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn, mới đây, Đoàn xã Ayun Pa phối hợp cùng Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương, Trường THCS Quang Trung tổ chức hoạt động về nguồn tại Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi với hơn 100 em học sinh và đoàn viên, thanh niên địa phương tham gia. Anh Phạm Nguyên Hoàng-Bí thư Đoàn xã-cho hay: Tại đây, đoàn viên, thanh niên và các em học sinh cùng nhau ôn lại truyền thống của Đoàn; truyền thuyết Vua Lửa và lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui; nghe đại diện Hội Cựu chiến binh xã kể chuyện truyền thống; tổ chức kết nạp Đội cho 105 em học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương. “Thay vì tổ chức tại các đơn vị trường học như những năm trước, năm nay, Đoàn xã chọn khu di tích để tổ chức chương trình nhằm giáo dục về lịch sử hào hùng cũng như nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc”-anh Hoàng chia sẻ.

Đoàn xã Ayun Hạ tổ chức hoạt động về nguồn tại Khu Di tích. Ảnh: Vũ Chi

Đoàn xã Ayun Hạ tổ chức hoạt động về nguồn tại Khu Di tích. Ảnh: Vũ Chi

Ông Lê Xuân Mạnh-Chủ tịch UBND xã Ayun Hạ-thông tin: Thời gian qua, các đoàn thể tổ chức hoạt động về nguồn tại khu di tích gắn với các hoạt động văn hóa-văn nghệ, thể dục thể thao. Thông qua các hoạt động, cán bộ, công chức, người dân trên địa bàn xã hiểu thêm về lịch sử, truyền thống văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ; từ đó có ý thức giữ gìn, quảng bá tới du khách gần xa. Thời gian tới, xã tiếp tục tham mưu, đề xuất các hạng mục cần tôn tạo trong khu di tích, duy trì nghi lễ cúng cầu mưa, hình thành tour du lịch trải nghiệm-du lịch tâm linh-du lịch di tích.

Theo ông Nguyễn Ngọc Ngô-Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Thiện: Hàng năm, UBND huyện đều tổ chức lễ cúng cầu mưa Yang Pơtao Apui thu hút đông đảo người dân trong vùng và du khách thập phương tới tham quan, tìm hiểu. Riêng lễ cúng cầu mưa vào dịp 30-4 và 1-5-2023, huyện đã đón gần 8.000 du khách tới tham quan, mang lại doanh thu trên 125 triệu đồng. Trên cơ sở đánh giá tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch, huyện đã xây dựng tour du lịch kết nối với các địa phương như: chùa Quang Sơn, đập Ayun Hạ (xã Ayun Hạ)-Làng văn hóa du lịch Plei Rbai (xã Ia Piar) và hồ sen Ktoang (xã Ia Yeng). Năm 2024, huyện dự kiến trang bị màn hình lớn livestream nghi lễ cúng cầu mưa trên đỉnh núi thiêng để du khách cùng theo dõi; mở rộng quy mô giải marathon với cung đường chạy lý tưởng, thu hút các vận động viên tham gia. Việc khai thác các di tích lịch sử gắn với phát triển du lịch không những đem lại lợi ích kinh tế-xã hội, thúc đẩy ngành du lịch huyện nhà phát triển mà còn góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di tích, truyền tải thông điệp đến với du khách về truyền thống lịch sử, nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng của địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Là gốm nhưng không phải... gốm

Là gốm nhưng không phải... gốm

Sau thời gian dài thực nghiệm, nghệ nhân Đỗ Hữu Triết (51 tuổi, ngụ 66 Chi Lăng, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) sáng tạo thành công chất liệu mới có tên Việt kim diêu có thể đáp ứng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật với nhiều đặc tính ưu việt.