Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng 21 di tích cấp quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã có quyết định xếp hạng di tích cấp quốc gia đối với 21 di tích phạm vi cả nước.

 

 Phong cảnh vịnh Vĩnh Hy, Ninh Thuận. (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN)
Phong cảnh vịnh Vĩnh Hy, Ninh Thuận. (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN)




Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan này đã có quyết định xếp hạng di tích quốc gia đối với 21 di tích.

Trong số đó có 11 di tích lịch sử, năm di tích kiến trúc nghệ thuật, một di tích khảo cổ học và bốn danh lam thắng cảnh. Theo đó, các di tích được xếp hạng di tích cấp quốc gia lần này bao gồm:

Thừa Thiên Huế: Di tích lịch sử Lăng mộ và Phủ thờ Diên Khánh Vương (phường An Tây, phường Vỹ Dạ, thành phố Huế).

Hải Dương: Di tích lịch sử Mộ và nhà thờ ba vị tiến sỹ Trần Thọ, Trần Cảnh, Trần Tiến - họ Trần Điền Trì (xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách).


Lạng Sơn:

1. Di tích lịch sử Địa điểm ghi dấu tội ác của thực dân Pháp tại Lân Áng (xã Hưng Vũ, huyện Bắc Sơn).

2. Di tích lịch sử Địa điểm ghi dấu tội ác của thực dân Pháp tại làng Minh Đán (xã Hưng Vũ, huyện Bắc Sơn).

Thái Nguyên:

1. Di tích lịch sử Địa điểm cơ quan Ban Nông vận Trung ương và Hội Nông dân cứu quốc Trung ương (1949-1952) tại xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa.

2. Di tích lịch sử Địa điểm cơ quan Tổng bộ Việt Minh (1947-1948) và Nơi ở, làm việc của đồng chí Hoàng Quốc Việt (1947-1950) tại xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa.

Tây Ninh: Di tích lịch sử Địa điểm Ban Dân y Trung ương Cục miền Nam (xã Tân Lập, huyện Tân Biên).

Thái Bình: Di tích lịch sử Đình An Bài (thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ).

Quảng Bình: Di tích lịch sử Nhà thờ Nguyễn Văn Nại, Nguyễn Văn Duyệt, Nguyễn Duy Cần (xã Hải Trạch, huyện Bố Trạch).

Đắk Nông: Di tích lịch sử Địa điểm chiến thắng Chiến dịch Tây Quảng Đức  11/1973-4/1974 (Chi khu Kiến Đức), thị trấn Kiến Đức, huyện Đắk R'Lấp.

Hà Nam:

1. Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Hạ (xã Đức Lý, huyện Lý Nhân).

2. Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Mã Não (xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng).

Bắc Kạn: Di tích khảo cổ hang Nà Mò (xã Hương Nê, huyện Ngân Sơn).

Nghệ An: Di tích lịch sử Nhà thờ Đặng Nguyên Cẩn, Đặng Thúc Hứa (xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương).

Ninh Thuận: Danh lam thắng cảnh vịnh Vĩnh Hy (xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải).

Hà Giang: Danh lam thắng cảnh hang Khâu Đôn và hang Nặm Tan (xã Đức Xuân, huyện Bắc Quang).

Quảng Ngãi:

1. Danh lam thắng cảnh núi Giếng Tiền (xã Vĩnh An, huyện Lý Sơn).

2. Danh lam thắng cảnh núi Thới Lới (xã An Hải, huyện Lý Sơn).

Hưng Yên:

1. Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Đào Xá (xã Vĩnh Xá, huyện Kim Động).

2. Di tích kiến trúc nghệ thuật đình, miếu Tráng Vũ (xã Đồng Than, huyện Yên Mỹ).

3. Di tích kiến trúc nghệ thuật Làng Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm).

Theo P. Mai (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Cơm rừng, rượu trời, nói lý hay múa tung tung da dá,...là nét đặc sắc trong văn hóa người đồng bào Cơ Tu, đã và đang được TP Đà Nẵng cố gắng bảo tồn.

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.