Lễ hội Đình Hùng Lô là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Việc công nhận Điểm du lịch văn hóa cộng đồng Hùng Lô có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển du lịch đầy tiềm năng của làng cổ ven đô thành phố Việt Trì.

 Lễ hội đình Hùng Lô. (Nguồn; viettri.gov.vn)
Lễ hội đình Hùng Lô. (Nguồn; viettri.gov.vn)


Ngày 8/4, Ủy ban Nhân dân xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), đã tổ chức đón nhận Quyết định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội đình Hùng Lô” và điểm du lịch văn hóa cộng đồng Hùng Lô.

Làng Hùng Lô xưa có tên gọi là Khả Lãm Trang, sau đổi thành làng An Lão. Tương truyền, vào một ngày trời đẹp Vua Hùng cùng công chúa và các quần thần ngược triền sông Lô đi du ngoạn, săn bắn và thăm thú non sông.

Đến vùng đất Hùng Lô, Vua thấy cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, đất đai màu mỡ, cây cối xanh tươi lại có khí thiêng bèn dừng chân nghỉ lại. Các bô lão và thần dân thấy vậy liền sửa soạn lễ vật nghênh đón đức vua. Nhà vua rất mừng và khuyên bảo dân chúng khẩn hoang vỡ đất xây dựng xóm làng, quê hương.

Từ đó về sau, dân làng Hùng Lô lập đình thờ để ngàn năm hương khói và cứ mùng 9-10/3 âm lịch hằng năm lại tổ chức lễ hội để tưởng nhớ ơn Vua.

Xuất phát từ nghi lễ rước kiệu của xã Hùng Lô cùng với sự lưu giữ các đồ thờ, cúng tại đình làng thể hiện sự trân trọng đối với lịch sử của các thế hệ người Hùng Lô. Tập tục, nếp làng từ đời này qua đời khác vẫn được lưu giữ, chính là giá trị văn hóa độc đáo của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

Với việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của lễ rước kiệu, người Hùng Lô không chỉ trực tiếp giáo dục truyền thông lịch sử-văn hóa của quê hương, đất nước cho các thế hệ ở địa phương mà còn góp phần bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc một cách thiết thực. Lễ hội đình Hùng Lô trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Hùng Lô và du khách thập phương.

Nối mạch truyền thống đạo lý tri ân công đức tiền nhân của dân tộc, với mục đích, tôn chỉ khẳng định sự nỗ lực, cố gắng của chính quyền, nhân dân địa phương trong việc bào tồn các giá trị văn hóa lịch sử, nhất là di sản gắn liền với Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, từng bước nâng cao chất lượng tổ chức lễ hội truyền thống.

Tháng 1/2021, Ủy ban Nhân dân xã Hùng Lô xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Lễ hội truyền thống Đình Hùng Lô; ngày 12/01/2022, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký quyết định số 70 công nhận Lễ hội truyền thống Đình Hùng Lô, xã Hùng Lô vào danh mục xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Việc công nhận Điểm du lịch văn hóa cộng đồng Hùng Lô có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển du lịch đầy tiềm năng của làng cổ ven đô thành phố Việt Trì, góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch dịch vụ, hình thành điểm tham quan du lịch hoàn thiện đáp ứng các yêu cầu phục vụ và hấp dẫn khách tham quan; kéo dài thời gian của khách du lịch, tăng mức chi tiêu của khách khi đến với thành phố Việt Trì. Qua đó, thúc đẩy hoạt động du lịch thành phố phát triển và góp phần từng bước thực hiện mục tiêu xây dựng thành phố Việt Trì trở thành thành phố Lễ hội về với cội nguồn các dân tộc Việt Nam.

Nhân dịp này, Ủy ban Nhân dân xã Hùng Lô đón nhận Quyết định của Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ công nhận Điểm du lịch văn hóa cộng đồng Hùng Lô.

Theo Tạ Văn Toàn (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia vừa họp, bỏ phiếu thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Ngọc Minh

Chuyện làm hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người làm công tác di sản văn hóa (như cách gọi ngày nay) của tỉnh Gia Lai-Kon Tum bắt tay vào việc thu thập thông tin để làm hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng, trong đó có hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo.

Chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh)

Vọng tiếng chuông ngân

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều ngôi chùa bắt đầu bằng chữ Bửu như chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh), Bửu Thắng, Bửu Nghiêm, Bửu Hải (TP. Pleiku). Riêng cái tên Bửu Tịnh được đặt cho 2 ngôi chùa, 1 ở Ayun Pa, 1 ở Krông Pa. Nhà tôi ở gần chùa Bửu Tịnh (xã Phú Cần, huyện Krông Pa).

Nhân văn lễ trưởng thành của người Jrai

Nhân văn lễ trưởng thành của người Jrai

(GLO)- Tôi thấy vô cùng hạnh phúc và đúng đắn khi quyết định gắn bó đời mình với mảnh đất Krông Pa (tỉnh Gia Lai). Không chỉ là nơi đầy nắng và gió mà Krông Pa còn có nhiều trầm tích văn hóa của người bản địa Jrai, được thể hiện rõ rệt nhất qua các lễ hội.

Một dòng huyền tích

Một dòng huyền tích

Mỗi lần đi qua cầu Đuống, tôi bất giác nhìn về phía hạ lưu, trong đầu ngân lên mấy câu thơ của Hoàng Cầm “Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh, nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”.

Theo dấu sử thi

Theo dấu sử thi

Tôi về xã Ea Tul (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) vào một dịp ngành văn hóa Đắk Lắk phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lớp truyền dạy hát kể sử thi (khan) cho lớp trẻ.

Từ trái sang: 4 chị em người Bahnar Đinh Thị Hiền, Đinh Thị Hồng, Đinh Thị Hà, Đinh Thị Hương. Ảnh: M.C

Bốn chị em người Bahnar tâm huyết với văn hóa truyền thống

(GLO)- Cả 4 chị em gái trong một gia đình người Bahnar ở làng Kgiang (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đều là thành viên nòng cốt của đội cồng chiêng nữ và câu lạc bộ dệt thổ cẩm của làng. Họ vừa là hạt nhân, vừa là chất xúc tác giúp cộng đồng giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa.