Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc thiểu số trên quê hương Vua Lửa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Với các hoạt động phong phú, Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc thiểu số và Phiên chợ nông sản huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) năm 2024 đã tạo nên không gian đa sắc màu văn hóa ngay trên Di tích Vua Lửa.
Các nghệ nhân trình diễn cồng chiêng tại Ngày hội. Ảnh: Đức Thụy

Các nghệ nhân trình diễn cồng chiêng tại Ngày hội. Ảnh: Đức Thụy

Đa sắc màu văn hóa

Từ sáng sớm ngày 30-4, 9 đoàn nghệ nhân của các xã, thị trấn của huyện Phú Thiện đã có mặt tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi để chuẩn bị cho phần thi diễn xướng cồng chiêng. Các đoàn nghệ nhân mang theo những bộ cồng chiêng quý, khoác lên mình trang phục thổ cẩm rực rỡ sắc màu. Trong tiếng cồng chiêng vang vọng hòa vào điệu xoang uyển chuyển, nhịp nhàng, các nghi lễ truyền thống của cư dân bản địa dần được tái hiện như lễ mừng lúa mới, lễ bỏ mả, lễ mừng nhà mới, lễ xuống đồng, lễ cầu mưa…

Thực hiện nghi lễ cúng bỏ mả, già làng Ksor Ri (xã Ia Peng) cho hay: Lễ bỏ mả được đồng bào Jrai tổ chức cho người đã chết từ 1 năm trở lên. Đây là lần cuối cùng người sống gặp gỡ người đã khuất trước khi tiễn biệt họ về một thế giới khác. Ngoài lễ vật gồm 1 con heo, 1 ghè rượu do chủ nhà chuẩn bị, bà con dân làng cùng nhau góp thêm gạo, nước ngọt để chung vui với chủ nhà. Lễ cúng kết thúc, bà con cùng ăn uống, đánh chiêng, nhảy xoang xung quanh ngôi mộ để nói lời chia tay, đưa người chết về với tổ tiên.

Lễ cúng bỏ mả của đoàn nghệ nhân xã Ia Yeng. Ảnh: Vũ Chi

Lễ cúng bỏ mả của đoàn nghệ nhân xã Ia Yeng. Ảnh: Vũ Chi

Song song với phần diễn xướng cồng chiêng là phần thi trình diễn nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát, tạc tượng. Dưới gầm nhà sàn trưng bày hiện vật của Vua Lửa, các nghệ nhân say sưa thể hiện tay nghề của mình. Những tấm thổ cẩm mượt mà, những chiếc gùi, rổ, nong, nia, những bức tượng gỗ chứa đựng tâm tư, tình cảm của các nghệ nhân lần lượt được hoàn thành thu hút đông đảo người dân và du khách tới chiêm ngưỡng.

Bên cạnh hoạt động văn hóa, những màn tranh tài gay cấn của các vận động viên tại các môn thi đấu thể thao bắn nỏ, chạy cà kheo, nhảy bao bố tạo nên không khí sôi động cho Ngày hội. Đây là những môn thể thao truyền thống, gắn liền với đời sống sinh hoạt của người dân nên các vận động viên đều thi đấu với quyết tâm cao, thể hiện sự khéo léo, sức mạnh của bản thân.

Về nhất ở nội dung nhảy bao bố, 2 em Ksor Bích và Ksor H’Ling (xã Ia Hiao) chia sẻ: “Chúng em đã tập luyện kỹ bộ môn này trước khi thi đấu. Đây là môn thể thao đòi hỏi sức khỏe, sự dẻo dai. Các vận động viên đều ngang tài ngang sức. Thật vui vì chúng em đã mang về chiến thắng cho xã nhà”.

Nội dung thi nhảy bao bố thu hút đông đảo khán giả theo dõi và cổ vũ. Ảnh: Vũ Chi

Nội dung thi nhảy bao bố thu hút đông đảo khán giả theo dõi và cổ vũ. Ảnh: Vũ Chi

Đến với Ngày hội, du khách còn có dịp tham quan, mua sắm tại Phiên chợ nông sản với 23 gian hàng đến từ các xã, thị trấn, doanh nghiệp, hợp tác xã trong toàn huyện. Tại đây trưng bày nhiều sản phẩm đặc trưng của địa phương như Gạo Phú Thiện, chả cá thác lác, hoa quả sấy khô, trứng gia cầm, rau, củ quả các loại…Ngay trong ngày đầu tiên, nhiều gian hàng đã bán hết sản phẩm, phải chờ “tiếp viện” thêm để phục vụ du khách gần xa.

Quảng bá, phát huy giá trị truyền thống

Diễn ra trong 2 ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5, Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc thiểu số và Hội chợ nông sản huyện Phú Thiện năm 2024 đã mang đến không gian đa sắc màu văn hóa ngay trên Di tích Vua Lửa, thu hút đông đảo người dân và du khách tới tham quan, trải nghiệm, mua sắm.

Bà Lê Thị Kiều Nhi-Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Phú Thiện, thành viên Ban Giám khảo-đánh giá: So với những năm trước, phần trình diễn của các nghệ nhân đều được đầu tư, chuẩn bị kỹ lưỡng, mang đến nhiều tiết mục ấn tượng. Thật vui vì những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ đã được giữ gìn và phát huy. Đây là cơ sở để huyện tiếp tục xây dựng kế hoạch để tổ chức chương trình quy mô hơn trong những năm tiếp theo.

Anh Nguyễn Sơn Dương (xã Ia Băng, huyện Chư Sê) chiêm ngưỡng các nghệ nhân dệt thổ cẩm tại Ngày hội. Ảnh: Vũ Chi

Anh Nguyễn Sơn Dương (xã Ia Băng, huyện Chư Sê) chiêm ngưỡng các nghệ nhân dệt thổ cẩm tại Ngày hội. Ảnh: Vũ Chi

Đến tham gia Ngày hội cùng bạn gái, anh Nguyễn Sơn Dương (xã Ia Băng, huyện Chư Sê) cho biết: “Tình cờ đến Phú Thiện đúng dịp lễ hội, chúng tôi lần đầu tiên được chứng kiến các nghi lễ của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây. Chúng tôi thực sự ấn tượng với sự tự tin của các nghệ nhân nhí. Phần trình diễn nghề thủ công truyền thống cũng mang lại cho tôi nhiều trải nghiệm thú vị”.

Tại lễ bế mạc, Ban tổ chức đã trao giải nhất toàn đoàn cho xã Ayun Hạ; giải nhì cho xã Ia Peng; xã Ia Yeng đạt giải ba. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 27 giải cho các nghệ nhân tham gia Ngày hội; trong đó xã Ia Piar đạt giải nhất trình diễn cồng chiêng; xã Ia Sol đạt giải nhất dệt thổ cẩm, xã Ayun Hạ đạt giải nhất tạc tượng. Với các môn thể thao, xã Ia Peng chiếm ưu thế trong môn nhảy bao bố khi giành giải nhất ở cả nội dung nam và nữ; xã Ia Hiao đạt giải nhất nội dung chạy cà kheo và bắn nỏ nam; Trường THCS Dân tộc nội trú huyện đạt giải nhất nội dung bắn nỏ nữ.

Ông Nguyễn Ngọc Ngô-Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban tổ chức-khẳng định: Văn hóa là cội nguồn của dân tộc, vì vậy việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Trên tinh thần đó, huyện tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc thiểu số và Phiên chợ nông sản song song với lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui. Đây không chỉ dịp để bà con các dân tộc trên địa bàn huyện gặp gỡ, giao lưu mà còn là dịp để địa phương quảng bá nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc tại chỗ, thúc đẩy phong trào luyện tập thể dục thể thao; đồng thời giới thiệu, kết nối tiêu thụ nông sản đặc trưng của địa phương tới du khách gần xa.

Ban tổ chức trao giải toàn đoàn cho các đơn vị tham gia Ngày hội. Ảnh: Ksor Giới

Ban tổ chức trao giải toàn đoàn cho các đơn vị tham gia Ngày hội. Ảnh: Ksor Giới

“Mặc dù thời tiết nắng nóng ảnh hưởng không nhỏ tới việc tham gia biểu diễn của các nghệ nhân và kết quả thi đấu của các vận động viên, song với sự nỗ lực của tất cả các đoàn, sự công tâm, khách quan của Ban Giám khảo, tổ trọng tài đã làm nên thành công của Ngày hội. Tuy quy mô chương trình còn hạn chế song tôi tin tưởng rằng không gian văn hóa đa sắc màu tại Ngày hội đã làm hài lòng và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân và du khách gần xa”-Phó Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

(GLO)- Qua 3 ngày đầu diễn ra với nhiều chương trình ý nghĩa (từ ngày 8 đến 10-11), Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya 2024 để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách về một vùng đất, một loài hoa đã góp phần làm nên biểu tượng của du lịch Gia Lai.

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya đang tổ chức tại khu vực nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Đây không chỉ là dịp để du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của loài hoa dã quỳ, mà còn là cơ hội để thưởng thức những sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Du khách rộn ràng check-in Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Du khách rộn ràng check-in Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Vào dịp cuối năm, khu vực núi lửa Chư Đang Ya (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh)  khoác lên mình chiếc áo vàng óng ả của những vạt hoa dã quỳ bung tỏa. Năm nay, Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya với nhiều hoạt động thú vị đã thu hút rất đông du khách đến trải nghiệm, check-in.

Rộn ràng chợ phiên Đăk Rơ Wa

Rộn ràng chợ phiên Đăk Rơ Wa

Đa dạng các sản phẩm cây nhà lá vườn đã được những người nông dân chất phác ở xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum đưa ra chợ phiên từ sáng thứ 7.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.