Gần 1.500 nghệ nhân, diễn viên quần chúng Krông Pa tham gia Ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nằm trong chuỗi sự kiện các hoạt động chào mừng kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập huyện Krông Pa (23/4/1979-23/4/2024), sáng 20-4, tại Công viên Phú Túc đã diễn ra Ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa năm 2024.
Đoàn nghệ nhân xã Phú Cần phục dựng nghi lễ cúng trưởng thành. Ảnh: Vũ Chi

Đoàn nghệ nhân xã Phú Cần phục dựng nghi lễ cúng trưởng thành. Ảnh: Vũ Chi

Tại Ngày hội, các xã, thị trấn của huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã phục dựng một số nghi lễ truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ như lễ bỏ mả, lễ cúng trưởng thành; lễ mừng nhà rông mới; trình diễn cồng chiêng, hát dân ca dân vũ, biểu diễn nhạc cụ dân tộc, trình diễn nghề thủ công truyền thống như: dệt thổ cẩm, tạc tượng, đan lát. Dù thời tiết khá nắng nóng song các nghệ nhân đã trình diễn với tất cả tâm huyết của mình, mang đến nhiều tiết mục đặc sắc thu hút sự theo dõi, cổ vũ của đông đảo du khách.

Song song với các hoạt động văn hóa là các môn thi đấu thể thao tạo không khí thi đua sôi nổi cho Ngày hội như: đẩy gậy, kéo co, chạy cà kheo, bắn nỏ nam.

Triển lãm ảnh tại Ngày hội. Ảnh: Vũ Chi

Triển lãm ảnh tại Ngày hội. Ảnh: Vũ Chi

Đến với Ngày hội, du khách có dịp tham quan triển lãm ảnh về các địa danh du lịch nổi tiếng, những nét văn hóa đặc sắc tại địa phương cũng như mua sắm tại Hội chợ kết nối nông sản với 20 gian hàng trưng bày nhiều sản phẩm đặc trưng của người dân trong huyện như bò một nắng, muối kiến vàng, mật ong, tinh bột nghệ, rau, củ quả các loại…

Được biết, Ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa sẽ diễn ra trong 3 ngày (từ 19 đến 21-4) hứa hẹn mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị. Trong đó, lễ khai mạc sẽ diễn ra vào tối 20-4; lễ bế mạc sẽ được tổ chức vào tối 21-4.

Dưới đây là một số hình ảnh diễn ra trong Ngày hội

Lễ cúng trưởng thành của cộng đồng Jrai xã Phú Cần. Ảnh: Vũ Chi

Lễ cúng trưởng thành của cộng đồng Jrai xã Phú Cần. Ảnh: Vũ Chi

Các cô gái Jrai giã gạo cúng mừng lúa mới. Ảnh: Ngọc Duy

Các cô gái Jrai giã gạo cúng mừng lúa mới. Ảnh: Ngọc Duy

Các cô gái Jrai rạng rỡ trong Ngày hội. Ảnh: Ngọc Duy

Các cô gái Jrai rạng rỡ trong Ngày hội. Ảnh: Ngọc Duy

Đoàn nghệ nhân xã Chư Rcăm phục dựng lễ cúng bỏ mả. Ảnh: Vũ Chi

Đoàn nghệ nhân xã Chư Rcăm phục dựng lễ cúng bỏ mả. Ảnh: Vũ Chi

Các nghệ nhân trình diễn cồng chiêng tại Ngày hội. Ảnh: Ngọc Duy

Các nghệ nhân trình diễn cồng chiêng tại Ngày hội. Ảnh: Ngọc Duy

Các vận động viên thi đấu môn đẩy gậy. Ảnh: Ngọc Duy

Các vận động viên thi đấu môn đẩy gậy. Ảnh: Ngọc Duy

Có thể bạn quan tâm

Gia tài của cha

Gia tài của cha

(GLO)- Hoài niệm về ký ức quãng đời sống cùng cha mẹ, anh chị em chúng tôi thường nhắc đến gia tài của cha-di sản truyền thế hệ, chất keo kết dính tình thủ túc dường như chẳng có nỗi buồn.

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

(GLO)- Diễn ra trong gần 1 tháng, cuộc thi “Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số qua ảnh” do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã nhận được 33 tác phẩm dự thi. Mỗi bức ảnh là một thông điệp ý nghĩa mà những người mẫu không chuyên muốn truyền tải đến mọi người.

Nhớ khói đốt đồng

Nhớ khói đốt đồng

(GLO)- Mỗi khi tiết trời chuyển mình vào hạ, tôi lại chộn rộn một nỗi nhớ không tên. Tôi nhớ quê, nhớ cánh đồng, nhớ mùi khói đốt đồng lan trong gió chiều nhè nhẹ. Đó là mùi của đất, của nắng, của thời gian và tuổi thơ nơi đồng bãi.

Bên chiếc cầu thang nhà dài

Bên chiếc cầu thang nhà dài

(GLO)- Ngày trước, khi đến buôn Đôn (Đắk Lắk), tôi được ngắm nhìn những ngôi nhà dài bằng gỗ lâu niên của người Ê Đê đẹp đến nao lòng. Ấn tượng đầu tiên là 2 chiếc cầu thang dẫn lên nhà sàn còn in đậm vết thời gian.

Vấn vương bông gòn

Vấn vương bông gòn

(GLO)- Trong vườn còn sót lại một cây gòn. Đến mùa, chúng bung ra những bông nhẹ bẫng, mềm như mây trắng vắt ngang trời, theo gió tản mát muôn phương.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Giữ “hồn trà” trong từng dáng ấm

Giữ “hồn trà” trong từng dáng ấm

(GLO)- Không ít người vừa mê trà vừa có thú sưu tầm ấm. Với họ, chiếc ấm không chỉ để pha trà mà còn là bạn tri âm, lặng lẽ đồng hành trong từng cuộc trà. Họ “dưỡng ấm” như nâng niu một thú chơi đầy tinh tế.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.