Gần 1.000 nghệ nhân, vận động viên tham gia Ngày hội văn hóa-thể thao thanh niên dân tộc thiểu số TP. Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 2-12, tại khuôn viên nhà rông làng Ơp (phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), UBND TP. Pleiku khai mạc Ngày hội văn hóa-thể thao thanh niên các làng đồng bào dân tộc thiểu số TP. Pleiku năm 2023.

Ban tổ chức trao cờ lưu niệm cho các đội thi. Ảnh: P.L
Ban tổ chức trao cờ lưu niệm cho các đội thi. Ảnh: P.L

Tham dự lễ khai mạc có đồng chí Nguyễn Hữu Sung-Phó Chủ tịch UBND TP. Pleiku, Trưởng ban tổ chức ngày hội; lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị của tỉnh; các ban, ngành, đoàn thể của TP. Pleiku; lãnh đạo các xã, phường cùng gần 1.000 nghệ nhân và vận động viên đến từ 28 làng đồng bào dân tộc thiểu số của 13 xã, phường trên địa bàn TP. Pleiku.

Tại ngày hội, các đội phải thi 2 nội dung: văn hóa-văn nghệ và thể thao. Ở phần thi văn hóa-văn nghệ, các đội thi trình diễn cồng chiêng (biểu diễn các bài chiêng trong các lễ hội truyền thống của dân tộc), hát dân ca (hát giao duyên, hát kể, hát đồng dao…). Ở phần thi thể thao, các đội thi đấu môn đẩy gậy (nam, nữ) và bóng đá nam.

Đội thi làng B (xã Gào, TP. Pleiku) tham gia trình diễn cồng chiêng. Ảnh: P.L
Đội thi làng B (xã Gào, TP. Pleiku) tham gia trình diễn cồng chiêng. Ảnh: P.L

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch UBND TP. Pleiku Nguyễn Hữu Sung cho biết: Ngày hội diễn ra trong khí thế thi đua sôi nổi của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân TP. Pleiku phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu phát triển về kinh tế, văn hóa-xã hội năm 2023, chào mừng 94 năm Ngày thành lập đô thị Pleiku (3/12/1929-3/12/2023), đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao trong thanh niên dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng TP. Pleiku-Cao nguyên xanh vì sức khỏe. Đề nghị đội ngũ trọng tài, vận động viên chấp hành nghiêm nội quy, điều lệ của Ban tổ chức và kỷ luật trong thi đấu.

Các vận động viên tham gia thi môn đẩy gậy. Ảnh: P.L
Các vận động viên tham gia thi môn đẩy gậy. Ảnh: P.L

Ngay sau lễ khai mạc, các đội thi đã tham gia thi các nội dung: hát dân ca, trình diễn cồng chiêng, đẩy gậy.

Lễ bế mạc ngày hội dự kiến diễn ra vào ngày 6-12.

Có thể bạn quan tâm

Hội thảo “Vua Lửa-huyền thoại và hiện thực”

Hội thảo “Vua Lửa-huyền thoại và hiện thực”

(GLO)- Sáng 28-3, tại huyện Phú Thiện, UBND tỉnh Gia Lai phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội (KHXH) Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học “Vua Lửa-huyền thoại và hiện thực", giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích Plei Ơi.

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.

Theo cánh ong bay

Theo cánh ong bay

(GLO)- Giữa một ngày chớm hạ, bầy ong mật ở đâu bất chợt vần vũ trên khóm hoa xuyến chi trước sân nhà, khiến tôi xao động. Bên khóm hoa muốt trắng nhụy vàng dịu dàng có bao đôi cánh mỏng tang, rộn rã bên ngày mới.

Nhớ hội trại ngày ấy

Nhớ hội trại ngày ấy

(GLO)- Cứ mỗi dịp tháng 3, khi thấy học sinh nô nức chuẩn bị cho hội trại, lòng tôi lại xao xuyến nhớ về những ngày áo trắng tung bay trên sân trường đầy nắng với bao ước mơ, hoài bão.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Chờ đợi tầm xuân

Chờ đợi tầm xuân

(GLO)- Tầm xuân đã trở thành cái tên rất quen thuộc với chúng ta, nằm lòng như mấy câu lục bát: “Trèo lên cây bưởi hái hoa/Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân/Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc/Em có chồng anh tiếc lắm thay”.