Khai mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ia Pa lần thứ II năm 2023

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tối 11-12, tại nhà thi đấu huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai), UBND huyện Ia Pa tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số huyện lần thứ II năm 2023.
Các đại biểu uống rượu ghè chung vui sau lễ cúng mừng nhà rông mới. Ảnh: Vũ Chi

Các đại biểu uống rượu ghè chung vui sau lễ cúng mừng nhà rông mới. Ảnh: Vũ Chi

Dự lễ khai mạc có đại diện lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, các ban, ngành, đoàn thể của huyện; lãnh đạo các xã cùng gần 300 nghệ nhân đến từ 9 xã trên địa bàn huyện.

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Ksor Suy-Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban tổ chức Ngày hội cho biết: Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là bằng chứng độc đáo, là nét truyền thống văn hoá, là một loại hình sinh hoạt gắn liền với đời sống văn hoá, tinh thần và tín ngưỡng của con người từ lúc được sinh ra cho đến khi trở về với đất trời, với vũ trụ. Tiếng cồng tiếng chiêng vang lên để nối kết cá thể với cộng đồng, giữa cộng đồng này với cộng đồng khác của cùng một dân tộc. Với người Tây Nguyên, cồng chiêng và văn hoá cồng chiêng là tài sản vô giá.

Già làng Đinh Chon (cầm micro, thôn 4, xã Pờ Tó) thực hiện nghi thức cúng mừng nhà rông mới. Ảnh: Vũ Chi

Già làng Đinh Chon (cầm micro, thôn 4, xã Pờ Tó) thực hiện nghi thức cúng mừng nhà rông mới. Ảnh: Vũ Chi

Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, việc tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc là dịp để cộng đồng các dân tộc gặp gỡ, giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển phong trào văn hóa văn nghệ dân gian truyền thống. Đây cũng là dịp làm phong phú thêm đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá; là điều kiện thuận lợi nhất để các đoàn nghệ nhân của các xã trên địa bàn huyện giao lưu học hỏi rút kinh nghiệm trong hoạt động văn hóa các dân tộc. Thông qua đó đánh giá chất lượng hoạt động văn hoá nghệ thuật dân gian ở các xã nhằm thực hiện tốt đề án 02-ĐA/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy về “Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào tại chỗ, xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở vững mạnh” và đề án 01- ĐA/HU về "Phát triển du lịch cộng đồng gắn với đề án 02-ĐA/HU và Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030"

“Trong khuôn khổ Ngày hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa. Vì vậy tôi mong các đoàn về tham gia Ngày hội hãy thể hiện hết khả năng của mình để biểu diễn, trình diễn một cách thật xuất sắc các hoạt động mang đậm bản sắc văn hoá của dân tộc mình đến với du khách gần xa”-Phó Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh.

Các đoàn nghệ nhân cùng với đại biểu, du khách nối rộng vòng xoang trong đêm khai mạc. Ảnh: Vũ Chi

Các đoàn nghệ nhân cùng với đại biểu, du khách nối rộng vòng xoang trong đêm khai mạc. Ảnh: Vũ Chi

Lễ khai mạc bắt đầu với các tiết mục hát dân ca, độc tấu đàn t’rưng, diễn xướng cồng chiêng, hòa tấu nhạc cụ. Sau hồi trống, hồi chiêng ngân vang, ngọn lửa thiêng được thắp sáng, các nghệ nhân, đại biểu, du khách cùng hòa mình vào nhịp xoang uyển chuyển, nhịp nhàng.

Được biết, Ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ia Pa lần thứ II năm 2023 diễn ra trong 2 ngày (11 và 12-12) với các nội dung: Phục dựng lễ mừng nhà rông mới; lễ hội đường phố; vòng xoang Tây Nguyên; trình diễn cồng chiêng của các đoàn nghệ nhân; các trò chơi truyền thống.

Có thể bạn quan tâm

Theo cánh ong bay

Theo cánh ong bay

(GLO)- Giữa một ngày chớm hạ, bầy ong mật ở đâu bất chợt vần vũ trên khóm hoa xuyến chi trước sân nhà, khiến tôi xao động. Bên khóm hoa muốt trắng nhụy vàng dịu dàng có bao đôi cánh mỏng tang, rộn rã bên ngày mới.

Nhớ hội trại ngày ấy

Nhớ hội trại ngày ấy

(GLO)- Cứ mỗi dịp tháng 3, khi thấy học sinh nô nức chuẩn bị cho hội trại, lòng tôi lại xao xuyến nhớ về những ngày áo trắng tung bay trên sân trường đầy nắng với bao ước mơ, hoài bão.

Lên núi săn cua đá

Lên núi săn cua đá

(GLO)- Nằm ở vùng Đông Nam tỉnh Gia Lai, nơi dòng sông Ayun hợp lưu với dòng chính sông Ba, thung lũng Ayun Pa không chỉ sở hữu đất đai phù sa màu mỡ mà còn đầy ắp sản vật. Một trong số đặc sản của vùng là cua đá.

Những bức ảnh cũ

Những bức ảnh cũ

(GLO)- Một hôm, tôi vô tình phát hiện cuốn album cũ nằm lẫn giữa đống giấy tờ trong ngăn tủ quần áo. Tôi cầm lên, có cảm giác như chạm vào từng ký ức xa xôi. Ngày xưa yêu dấu theo những bức ảnh lần lượt quay về.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Giữ hương rượu cần Ia Peng

Giữ hương rượu cần Ia Peng

(GLO)- Nhiều năm qua, bà con Jrai ở buôn Sô Ma Hang B (xã Ia Peng, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đang từng ngày lưu giữ hương rượu cần truyền thống như một cách bảo tồn nét văn hóa của dân tộc mình.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nếp nhăn của mẹ

(GLO)- Từ lúc còn nhỏ, tôi đã quen với hình ảnh của mẹ-một người phụ nữ cần mẫn, tảo tần từ sáng đến tối. Mẹ như bông lúa chín, dẻo dai trước nắng mưa nhưng vẫn mang trên mình những dấu ấn của thời gian.