Khai mạc Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số gắn với du lịch đồi cỏ hồng huyện Đak Đoa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 20-11, tại đồi cỏ hồng xã Glar, UBND huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số gắn với du lịch đồi cỏ hồng và phiên chợ hàng nông sản lần thứ IV năm 2020. 

 Ban tổ chức trao cờ lưu niệm cho các đội thi. Ảnh Phan Lài
Ban tổ chức trao cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia ngày hội. Ảnh: Phan Lài


Tham gia ngày hội có 20 gian hàng trưng bày sản phẩm nông nghiệp sạch của các doanh nghiệp, người dân trên địa bàn huyện và 5 gian hàng trưng bày các sản phẩm truyền thống như thổ cẩm, gùi, nhạc cụ…

Bên cạnh đó, ngày hội còn diễn ra các hoạt động văn hóa-thể thao với sự tham gia của 17 đội thi đại diện cho 17 xã, thị trấn trên địa bàn huyện với gần 1.000 vận động viên và nghệ nhân. Các đội tham gia thi biểu diễn cồng chiêng, đan lát, tạc tượng; các hoạt động thể thao dân gian như kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ, đi cà kheo…

Du khách tham gia trò chơi đập niêu tại ngày hội văn hoá-thể thao các dân tộc thiểu số, gắn với du lịch đồi cỏ hồng và phiên chợ nông sản huyện Đak Đoa. Ảnh Phan Lài
Du khách tham gia trò chơi bịt mắt đập niêu tại ngày hội. Ảnh: Phan Lài


Phát biểu khai mạc ngày hội, ông Nguyễn Tiến Dũng-Phó Chủ tịch UBND huyện-cho biết: Ngày hội được tổ chức nhằm phát huy tiềm năng thiên nhiên vốn có và giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của các dân tộc thiểu số trong huyện; từ đó, quảng bá sản phẩm du lịch độc đáo, tạo dấu ấn đẹp trong lòng du khách khi đến tham quan.

PHAN LÀI

Có thể bạn quan tâm

Nam Trung bộ: Du lịch biển thiếu sức hút

Nam Trung bộ: Du lịch biển thiếu sức hút

Các tỉnh Nam Trung bộ có tiềm năng to lớn về du lịch biển nhờ có nhiều bãi tắm đẹp, cùng với hệ thống đảo, quần đảo, vịnh ven bờ nổi tiếng. Tuy vậy, hoạt động du lịch nhiều nơi còn phát triển manh mún, nhỏ lẻ, hạ tầng đầu tư chưa đồng bộ, dẫn đến quá tải, gây hệ lụy về môi trường.

Những tuyệt tác thiên nhiên: Đánh thức Chư Mom Ray

Những tuyệt tác thiên nhiên: Đánh thức Chư Mom Ray

Ẩn mình giữa trùng điệp đại ngàn phía tây Kon Tum, Chư Mom Ray không chỉ là nơi bảo tồn nhiều loài thú quý hiếm, mà còn là kho báu thiên nhiên - văn hóa đặc sắc, chờ được đánh thức để trở thành điểm đến sinh thái hấp dẫn của Tây nguyên.

Giữ nghề để tạo dựng làng du lịch

Giữ nghề để tạo dựng làng du lịch

(GLO)- Hình thành những làng nghề truyền thống để tạo sinh kế bền vững, góp phần giữ rừng, làm du lịch là mục tiêu của Dự án đào tạo nghề đan lát, làm cung nỏ cho người Bahnar ở 3 ngôi làng Kon Jôt, Kon Nak, Kon Pơdram thuộc vùng đệm Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh.