Pleiku Roh nhất toàn đoàn tại Ngày hội văn hóa-thể thao thanh niên dân tộc thiểu số TP. Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 8-12, Ban tổ chức Ngày hội văn hóa-thể thao thanh niên các làng đồng bào dân tộc thiểu số TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) tiến hành tổng kết và trao giải cho các đội thi.

Các vận động viên tham gia môn đẩy gậy. Ảnh: P.L
Các vận động viên tham gia môn đẩy gậy. Ảnh: P.L

Ngày hội văn hóa-thể thao thanh niên các làng đồng bào dân tộc thiểu số TP. Pleiku thu hút 1.000 nghệ nhân và vận động viên đến từ 28 làng đồng bào dân tộc thiểu số của 13 xã, phường ở TP. Pleiku.

Tại ngày hội, các đội phải thi 2 nội dung: văn hóa-văn nghệ và thể thao. Ở phần thi văn hóa-văn nghệ, các đội thi trình diễn cồng chiêng (biểu diễn các bài chiêng trong các lễ hội truyền thống của dân tộc), hát dân ca (hát giao duyên, hát kể, hát đồng dao…). Ở phần thi thể thao, các đội thi đấu môn đẩy gậy (nam, nữ) và bóng đá nam.

Ban tổ chức trao giải nội dung trình diễn cồng chiêng cho các đội thi. Ảnh: P.L
Ban tổ chức trao giải nội dung trình diễn cồng chiêng cho các đội thi. Ảnh: P.L

Kết quả, ở nội dung trình diễn cồng chiêng, Ban tổ chức đã trao 1 giải A, 2 giải B, 3 giải C, 6 giải khuyến khích; trong đó, giải A được trao cho đội thi làng Pleiku Roh (phường Yên Đổ). Ở nội dung hát dân ca, Ban tổ chức đã trao 1 giải A, 2 giải B, 3 giải C và 3 giải khuyến khích; trong đó, giải A được trao cho đội thi làng Pleiku Roh (phường Yên Đổ).

Ở môn bóng đá, Ban tổ chức trao 1 giải nhất, 1 giải nhì, 2 giải ba cho các đội thi; trong đó giải nhất được trao cho đội thi làng Ktu (xã Chư Á). Ở môn đẩy gậy nữ, Ban tổ chức trao 8 huy chương vàng, 8 huy chương bạc, 16 huy chương đồng cho các cá nhân có thành tích cao (chia đều cho 8 hạng cân thi đấu). Ban tổ chức cũng trao 10 huy chương vàng, 10 huy chương bạc, 20 huy chương đồng cho các cá nhân có thành tích cao ở môn đẩy gậy nam (chia đều cho 10 hạng cân thi đấu).

Ban tổ chức trao giải toàn đoàn cho các đơn vị. Ảnh: P.L
Ban tổ chức trao giải toàn đoàn cho các đơn vị. Ảnh: P.L

Ban tổ chức đã trao 1 giải nhất toàn đoàn cho đội thi làng Pleiku Roh (phường Yên Đổ); 1 giải nhì toàn đoàn cho đội thi làng Chuét Ngol (xã Chư Á), 1 giải ba toàn đoàn cho đội thi làng Ơp (phường Hoa Lư), 2 giải khuyến khích toàn đoàn thuộc về 2 đội thi: làng Nha Prông (phường Thắng Lợi), làng Phung (xã Biển Hồ).

Ngày hội đã góp phần gìn giữ, phát triển các môn thể thao truyền thống, đẩy mạnh phong trào tập luyện thể thao, rèn luyện thể lực, sức khỏe. Đây là dịp để thanh niên các làng đồng bào dân tộc thiểu số gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và thắt chặt tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

Có thể bạn quan tâm

Đọc để hiểu mình

Đọc để hiểu mình

(GLO)- Khi nhìn một người ngồi đọc sách, tôi thường có cảm giác rất bình an. Sự bình an như nguồn năng lượng được truyền đến từ hình ảnh rất đẹp trước mắt.

Cơn mưa ngang qua

Cơn mưa ngang qua

Tiết trời vào sáng sớm khá oi nồng, nhưng bầu trời lại phủ kín một màu mây xám đục chứ không trong trẻo như mọi khi. Rồi bất chợt mưa rào rào mà không có gió, có sấm báo trước.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Trại sáng tác mỹ thuật tại Đắk Lắk: Nhà điêu khắc Nguyễn Vinh của Gia Lai được trao giải A

Trại sáng tác mỹ thuật tại Đắk Lắk: Nhà điêu khắc Nguyễn Vinh của Gia Lai được trao giải A

(GLO)- Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk vừa phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk khai mạc triển lãm và trao giải tác phẩm trại sáng tác mỹ thuật “Voi-Niềm tự hào của Buôn Đôn, Đắk Lắk”. Giải A duy nhất đã được trao cho nhà điêu khắc Nguyễn Vinh (Gia Lai).

Cồng chiêng của người Bahnar là dàn âm thanh rất kỳ vĩ , đòi hỏi nghệ nhân chỉnh chiêng phải am hiểu sâu sắc về âm nhạc và có năng khiếu. Ảnh: Hoàng Ngọc

Trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng tại TP. Pleiku

(GLO)- Chiều 12-4, bên hông trụ đá 54 dân tộc anh em tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), các nghệ nhân Bahnar, Jrai có cuộc gặp gỡ trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa hoa hẹn phố

(GLO)- Thỉnh thoảng, bạn bè thời đại học ngẫu hứng gửi vào nhóm Zalo bức ảnh về một loài hoa. Dù không giải thích lời nào nhưng lập tức nhiều phản hồi, nhiều icon xuất hiện.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Món quà của chị Hai

(GLO)- Thời tiểu học, tôi khá biếng nhác việc học. Kết quả học tập của tôi năm nào cũng gần như “đội sổ”, trầy trật hết cách mới không bị lưu ban. Trong khi đó, các anh chị tôi đều học giỏi. Tuy nhiên, đọc cuốn sách 'Vượt đêm dài' của nhà văn Minh Quân do chị Hai tặng đã thay đổi cuộc đời tôi.

Tan biến giữa rừng

Tan biến giữa rừng

(GLO)- Tôi mê đắm Tây Nguyên bắt đầu từ 2 chữ “đại ngàn”. Tôi cũng đã từng mường tượng về những cánh rừng bạt ngàn, tán cây che kín không thấy ánh mặt trời, dây leo và cây bụi lấp kín không một lối mòn, muông thú chạy nhảy dưới những tán xanh.