Ayun Pa trao giấy chứng nhận cho 4 sản phẩm đạt OCOP 3 sao cấp huyện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 26-12, UBND thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức lễ công bố và trao giấy chứng nhận cho các sản phẩm đạt OCOP 3 sao cấp huyện năm 2023.
Lãnh đạo UBND huyện trao giấy chứng nhận OCOP 3 sao cho các chủ thể. Ảnh: Nguyễn Sang

Lãnh đạo UBND huyện trao giấy chứng nhận OCOP 3 sao cho các chủ thể. Ảnh: Nguyễn Sang

4 sản phẩm được trao giấy chứng nhận 3 sao cấp huyện, bao gồm: Yến sào tinh chế Hoàng Khang (hộ kinh doanh Lương Thái Hoàng); bột ngũ cốc dinh dưỡng OGN (hộ kinh doanh bột ngũ cốc dinh dưỡng OGN); trà tía tô túi lọc (hợp tác xã kinh doanh dịch vụ Nhật Khôi); rượu cần Jrai (hộ kinh doanh rượu cần Jrai Ayun Pa) đạt công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp huyện.

Riêng 2 sản phẩm yến sào Mira Nest; yến hũ tiệt trùng Mira Nest (Công ty TNHH một thành viên sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha) được UBND tỉnh xét công nhận 4 sao.

Như vậy, với việc 4 sản phẩm được công nhận đạt OCOP 3 sao lần này, sau 3 năm triển khai thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thị xã Ayun Pa đã có 9 sản phẩm được công nhận đạt 3 sao; 5 sản phẩm được công nhận 4 sao.

Có thể bạn quan tâm

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Ông Ngôn (làng Kon Chră, xã Hra, huyện Mang Yang) thu hoạch mì trồng xen vào diện tích rừng keo. Ảnh: N.D

Mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp: Lợi ích kép

(GLO)- Từ năm 2023 đến nay, Ban Quản lý rừng phòng hộ Hà Ra (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) triển khai mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp. Theo đó, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ mượn đất trồng xen cây mì vào diện tích rừng keo do đơn vị quản lý.

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh hỗ trợ thiết kế bao bì, nhãn mác sản phẩm măng khô của xã Đăk Tơ Ver, huyện Chư Păh. Ảnh: T.D

Thúc đẩy khởi sự kinh doanh trong vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Dựa trên tiềm năng, thế mạnh và nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH-CN) tỉnh Gia Lai đã tư vấn, triển khai có hiệu quả các mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).