Bay xa hương rượu cần Ia Yeng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhờ duy trì cách làm men rượu từ những loại rễ cây, bà con Jrai ở xã Ia Yeng (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã làm ra mẻ rượu cần thơm ngon. Từ đó, góp phần gìn giữ loại men rượu cần độc đáo, tạo cơ hội cho hương rượu cần Ia Yeng bay xa và đem về nguồn thu nhập ổn định cho mỗi gia đình.

Độc đáo cách làm men rượu cần

Lúc chúng tôi đến, ông Ksor A Nghin-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Kte Lớn B đang cặm cụi giã rễ cây rừng làm men rượu cần. Trong nhà, khoảng chục ghè rượu cần được xếp ngay ngắn bên góc tường.

Ông chia sẻ: Ở một số vùng, khi làm rượu cần, bà con thường cho men, nguyên liệu vào ghè rồi ủ; một thời gian thì mang ra chế nước lọc vào và uống.

Tuy nhiên, cách làm rượu cần của người Jrai ở xã Ia Yeng có nét độc đáo riêng. Đầu tiên phải kể đến men. Từ thời cha ông truyền lại, men rượu cần được làm từ nhiều loại rễ cây rừng và cây cỏ quanh nhà như: h’gam, drăl dung, mía, gừng, ớt, củ chuối...

“Sự kết hợp nhiều loại cây cỏ trong men giúp làm ra loại rượu cần thơm ngon, mang nét đặc trưng riêng có của từng gia đình, từng cộng đồng. Người sành uống sẽ phân biệt được rượu cần do gia đình nào làm bởi sự khác nhau về nguyên liệu. Đặc biệt, rượu cần Ia Yeng khi uống vào không bị đau đầu, lâu say mà nhanh tỉnh”-ông A Nghin tâm sự.

thdi1.jpg
Gia đình ông Ksor A Nghin (thôn Kte Lớn B) có thêm thu nhập từ nghề làm rượu cần. Ảnh: H.S

Trong ngôi nhà sàn hướng mặt ra cánh đồng lúa ngút ngàn của gia đình chị Ksor H’Doăi-Trưởng thôn Kte Nhỏ, những ghè rượu cần đậy kín nắp cũng được xếp thành hàng ngay ngắn.

Để làm ra được những ghè rượu này, công sức của chị H’Doăi bỏ ra không nhỏ, từ lên rừng đào rễ cây đến cặm cụi giã nát, phơi khô vắt thành từng miếng men to cỡ bàn tay.

“Chúng tôi phải đi bộ hàng chục km lên núi để tìm rễ cây về làm men rượu cần. Rễ cây càng ngày càng khó tìm nên có khi chúng tôi phải ở lại trong rừng nhiều ngày để đào cho đủ nguyên liệu. Mà phải đi vào mùa mưa, khi cây cối sinh sôi thì rễ cây mới nhiều. Có điều là đi rừng vào mùa mưa vô cùng vất vả. Đường sá lầy lội, trơn trượt, gió thổi lạnh buốt.

Rễ cây đem về thì rửa sạch, phơi khô rồi đem giã nhuyễn với số cây cỏ hái trong vườn nhà. Khi phơi phải có người canh chừng, không được để bị dính nước mưa. Để có được ghè rượu ngon thì phải tốn nhiều công sức. Nhưng khi được thưởng thức loại rượu ngon do bàn tay mình làm ra lại càng thấy vui và tự hào”-chị H’Doăi bộc bạch.

Cho hương rượu cần Ia Yeng bay xa

Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Kte Lớn B cho biết: Khoảng 2 năm trở lại đây, nhu cầu sử dụng loại rượu cần do người dân trong xã làm ra ngày một tăng cao. Nhận thấy tiềm năng kinh tế từ rượu cần, nhiều gia đình đã sản xuất với số lượng lớn.

Ông Ksor A Nghin chia sẻ: “Làm rượu cần vừa góp phần bảo tồn nét văn hóa đặc sắc của dân cư trong vùng lại an toàn cho bản thân khi sử dụng nên gia đình duy trì làm nghề từ nhiều năm nay. Tôi cũng dành thời gian chỉ dạy cho con cái cách làm men và ủ rượu cần.

Gần đây, dân làng ưa sử dụng rượu cần hơn nên gia đình cũng làm nhiều hơn để bán cho bà con khi có nhu cầu. Nhiều khách hàng ở địa phương khác cũng tìm đến mua về sử dụng. Năm nay, gia đình đã bán được khoảng 20 triệu đồng từ men và rượu cần. Nhờ đó mà gia đình có thêm nguồn thu nhập”.

Cũng theo Trưởng thôn Kte Lớn B: “Ban Nhân dân thôn đã vận động các hộ dân tham gia Chi hội nghề nghiệp rượu cần Ia Yeng. Đây là cách làm thiết thực để giữ gìn men rượu cần và tạo cơ hội phát triển thương hiệu rượu cần xã Ia Yeng, giúp bà con có thêm nguồn thu nhập”.

7d373a815472e92cb063.jpg
Rượu cần Ia Yeng được làm từ men rễ cây rừng nên thơm ngon và tốt cho sức khỏe. Ảnh: H.S

Để bảo tồn men rượu cần Ia Yeng, từ năm 2022 đến nay, Hội Liên hiệp phụ nữ xã cũng đã triển khai mô hình “Men rượu cần” tại Chi hội Phụ nữ thôn Kte Nhỏ với 14 thành viên.

Sau 2 năm đi vào hoạt động, mô hình đã mang lại hiệu quả bước đầu, góp phần lưu giữ cách làm men rượu cần truyền thống, đồng thời tạo thêm nguồn thu nhập cho các thành viên.

Trao đổi với chúng tôi, bà Ksor H’Den-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Yeng-cho biết: Mô hình “Men rượu cần” đã góp phần bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân cư trong vùng.

Đồng thời, từng bước nâng cao ý thức người dân trong sử dụng rượu, bia, thực phẩm nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe. Điều quan trọng là khi bảo tồn được men rượu cần truyền thống, các hộ đều có thể tự làm hoặc mua lại men rồi tự làm để phục vụ nhu cầu của gia đình và tiết kiệm chi phí.

“Thời gian tới, Hội tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình này. Cùng với đó, Hội triển khai nhiều hình thức nhằm quảng bá rộng rãi về cách làm men cũng như loại rượu cần do người dân trong vùng làm ra, giúp bà con có thu nhập ổn định từ làm men, rượu cần”-bà Ksor H’Den nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Tết rồi, về nhà thôi...

Tết rồi, về nhà thôi...

Trong năm 2024, tôi (TS. Nguyễn Duy Duy - Viện Nghiên cứu Môi trường, Viện Nghiên cứu Quốc gia Úc) đã đặt chân tới 4 châu lục. Những chuyến công tác, những hội thảo khoa học, đưa tôi tới nhiều vùng đất khác nhau. Tôi đã đi thật xa, và giờ là lúc trở về. Tết rồi, về nhà thôi... 

Thợ chụp ảnh kiếm cả triệu đồng mỗi ngày nhờ dịp tết

Thợ chụp ảnh kiếm cả triệu đồng mỗi ngày nhờ dịp tết

Khắp các địa điểm nổi tiếng ở TP.HCM như: Nhà văn hóa Thanh niên, chợ Bến Thành, Hội trường Thống Nhất… đều tấp nập người dân tham quan, chụp ảnh. Nhu cầu lưu giữ những khoảnh khắc đẹp dịp đầu xuân giúp các thợ chụp ảnh trở nên bận rộn, thậm chí kiếm được tiền triệu chỉ trong một buổi sáng.

Làm đẹp trước Tết Ất Tỵ 2025

Làm đẹp trước Tết Ất Tỵ 2025

(GLO)- Trước thềm Tết Ất Tỵ 2025, làm đẹp của khách hàng tại TP. Pleiku (Gia Lai) tăng cao. Đặc biệt, những ngày cuối năm, lượng khách đến các cơ sở làm đẹp gấp 2-3 lần so với bình thường, từ các tiệm bình dân đến các salon cao cấp.

Những món quà Xuân ấm lòng người dân vùng khó

Những món quà Xuân ấm lòng người dân vùng khó

(GLO)- Ngày cận Tết, giữa tiết trời se lạnh, người dân vùng khó tỉnh Gia Lai được sưởi ấm hơn khi đón nhận những phần quà từ các doanh nghiệp, nhà hảo tâm. Đây là việc làm ý nghĩa, phát huy truyền thống “tương thân tương ái” của dân tộc, góp phần giúp dân làng đón Tết cổ truyền thêm ấm áp.

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

(GLO)- Cảm giác về tình yêu qua lời thơ của Dương Kỳ Anh thật lãng mạn và đắm say. Điển hình, trong bài thơ "Đi giữa vườn xuân", tác giả không chỉ miêu tả vẻ đẹp của vườn xuân mà còn khéo léo lồng vào đó sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu Tổ quốc.

Trắng đêm ở chợ hoa xuân

Trắng đêm ở chợ hoa xuân

(GLO)- Khi màn đêm buông xuống và sương lạnh bao phủ phố núi Pleiku, cũng là lúc những tiểu thương bán hoa tại chợ hoa xuân Ất Tỵ 2025 (phường Hội Thương, TP. Pleiku) lại thức trắng đêm để mưu sinh.

Nỗi lòng người trẻ đón Tết xa quê

Nỗi lòng người trẻ đón Tết xa quê

(GLO)- Tết Nguyên đán là thời điểm mà ai cũng muốn được đoàn tụ bên gia đình sau một năm nhiều nỗ lực trong công tác, học tập. Những ngày này, nhiều người trẻ đang tất bật về quê đón một cái Tết đoàn viên, song cũng có người vẫn đang ở nơi xa xứ, đón năm mới trên đất khách quê người.

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

(GLO)- Mùa xuân vừa đến, cho ta cái cớ để nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua. Thêm một tuổi là thêm nhiều những hạnh ngộ và chia ly, nguyện ước và mong chờ. Nhưng chừng nào còn tha thiết với đời là ta còn “tuổi ngọc”. Bài thơ của tác giả Lữ Hồng dưới đây như thay lời muốn nói...