Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih đưa vẻ đẹp văn hóa dân tộc ra thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bén duyên với nhạc cụ dân tộc từ năm 12 tuổi, đến nay, Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) Rơ Châm Tih (làng Jút 1, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã có gần 40 năm gắn bó với âm nhạc truyền thống.

Nhen nhóm từ niềm vui giản đơn sau những buổi biểu diễn trong làng, theo thời gian, anh đã góp phần đưa vẻ đẹp của văn hóa dân tộc ra thế giới, như một lời khẳng định giá trị và sức sống của di sản âm nhạc dân tộc Việt Nam.

Không gian âm nhạc giữa lòng quê hương

Đến thăm nhà NNƯT Rơ Châm Tih vào buổi chiều nắng ấm, chúng tôi không khỏi bất ngờ trước một không gian tràn ngập các loại nhạc cụ dân tộc, từ đàn t’rưng, k’lông pút, k’ni, glơng glơh đến ting ning…

nghe-nhan-uu-tu-ro-cham-tihdd.jpg
Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih canh chỉnh thanh âm cho đàn klek klok. Ảnh: P.N

Chia sẻ với chúng tôi, NNƯT Rơ Châm Tih hào hứng kể: “Khi còn nhỏ, tôi thường ngồi bên cha, say sưa ngắm nhìn ông chế tác những nhạc cụ từ tre nứa. Những âm thanh du dương phát ra từ cây tre, cây nứa đã thấm sâu vào tâm hồn tôi.

Thay vì theo bạn bè đi chơi, tôi lại chọn cách ngồi bên cha, lắng nghe từng nốt nhạc và học hỏi cách chế tác nhạc cụ dân tộc. Mỗi buổi chiều, những giai điệu từ đàn như những ngọn lửa thổi bùng niềm đam mê mãnh liệt trong tôi đối với âm nhạc dân tộc”.

Với Rơ Châm Tih, đam mê không chỉ dừng lại ở việc chơi nhạc mà còn là mong muốn khám phá và phát triển các loại nhạc cụ dân tộc. Vì vậy, anh quyết định chế tác cây đàn klek lok-nhạc cụ không chỉ mang tính năng riêng biệt mà còn thể hiện tâm huyết và tài năng của anh trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

nghe-nhan-uu-tu-ro-cham-tih-2.jpg
Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih chọn nguyên liệu để chế tác nhạc cụ. Ảnh: P.N

Chia sẻ về quá trình hoàn thiện chiếc đàn klek klok, anh cho biết: “Đầu tiên, tôi lựa chọn những cây nứa cao 3-4 m. Sau khi chặt, tôi phơi khô dưới ánh nắng cho đến khi đạt độ ẩm lý tưởng.

Tiếp theo, tôi tỉ mỉ vót những đường cong để tạo ra âm thanh hoàn hảo. Công đoạn làm khung đàn và ráp từng phần lại với nhau cũng rất quan trọng nhằm đảm bảo mọi thứ hòa quyện một cách hoàn hảo. Cuối cùng, tôi lắp ráp chân đàn, tạo nên một nhạc cụ không chỉ đẹp mắt mà còn mang trong mình linh hồn của quê hương”.

Thông qua cây đàn klek klok, Rơ Châm Tih muốn truyền tải những câu chuyện, cảm xúc và ký ức văn hóa của xứ sở nơi anh sinh ra, lớn lên, trưởng thành, gắn bó cùng với niềm yêu thương và tự hào.

Mỗi bản nhạc anh chơi đều mang một thông điệp sâu sắc về tình yêu quê hương, về cuộc sống và con người nơi đây. Đó không chỉ là âm nhạc mà còn là một phần tâm hồn vô cùng phóng khoáng, lãng mạn, đắm say của cộng đồng cư dân.

Gần 40 năm “giữ lửa” văn hóa dân tộc

Sinh ra và lớn lên nơi vùng quê giàu bản sắc văn hóa, Rơ Châm Tih đã nhận ra âm nhạc không chỉ là nghệ thuật mà còn là một phần của bản sắc dân tộc, là cuộc sống. Với niềm đam mê cháy bỏng, anh không chỉ biết chơi nhạc mà còn sáng tạo và phát huy cái hay, cái đẹp từ những nhạc cụ để biến chúng thành cầu nối giữa các thế hệ.

nghe-nhan-uu-tu-ro-cham-tih-3.jpg
Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih hướng dẫn học trò chế tác nhạc cụ. Ảnh: P.N

Khơi-học trò đã theo học NNƯT Rơ Châm Tih-tâm sự: “Em đến đây để học chơi đàn và rất tự hào khi được góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa của dân tộc. Cảm giác ấy càng làm em thêm yêu và trân trọng nguồn cội của mình hơn bao giờ hết”.

Việc giới thiệu và giảng dạy âm nhạc dân tộc không chỉ giúp gìn giữ bản sắc văn hóa địa phương mà còn góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của cộng đồng. Bởi vậy, lớp học của NNƯT Rơ Châm Tih ngày một đông. Anh cũng thường xuyên tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, từ đó truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ, khuyến khích họ tìm hiểu và học cách chơi nhạc cụ dân tộc.

nghe-nhan-uu-tu-ro-cham-tih-4.jpg
Xưởng chế tác nhạc cụ của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: P.N

Tham gia nhiều buổi diễn ở các nước như: Mỹ, Hàn Quốc, Úc, Phần Lan, Thụy Điển, Lào, Campuchia… NNƯT Rơ Châm Tih đã tạo được ấn tượng sâu sắc với khán giả quốc tế. Mỗi màn trình diễn không chỉ là dịp để giới thiệu nhạc cụ truyền thống mà còn là cơ hội để anh khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc Jrai nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. “Tôi muốn truyền tải những câu chuyện, phong tục tập quán và âm nhạc quê hương đến bạn bè thế giới”-anh tâm sự.

nghe-nhan-uu-tu-ro-cham-tih-5.jpg
Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih biểu diễn đàn klek klok. Ảnh: P.N

Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih hiểu rằng, việc giữ gìn văn hóa dân tộc không chỉ là trách nhiệm của một cá nhân mà là sứ mệnh của cả cộng đồng. Với tâm huyết và nỗ lực không ngừng, anh chứng minh rằng âm nhạc có thể trở thành cầu nối giữa các thế hệ, giúp âm nhạc dân tộc mãi mãi sống động.

Trong lòng tre nứa luôn có những thanh âm sống động, trong lòng người luôn có đam mê cháy bỏng. Một cuộc hạnh ngộ giữa giá trị văn hóa truyền thống và cái tài tình của nghệ nhân. Rơ Châm Tih trở thành người “giữ lửa” văn hóa để di sản quý báu này không bị mai một theo thời gian.

Có thể bạn quan tâm

Bắt nhịp chuyển đổi số

Bắt nhịp chuyển đổi số

(GLO)- Với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, chuyển đổi số đã đi vào mọi ngóc ngách của đời sống xã hội. Các đơn vị, doanh nghiệp và người dân Gia Lai đang tận dụng những tiện ích của việc số hóa để phục vụ đời sống và tăng tốc phát triển.

Núi lửa Rainier được bao quanh bởi Công viên Quốc gia Rainier. Ảnh: SGGPO

Sang Washington State nghịch tuyết trên núi Rainier

(GLO)- Từ trung tâm TP. Seattle (bang Washington, Hoa Kỳ), chúng tôi đi ô tô mất 2 giờ mới đến được chân núi thuộc Công viên Quốc gia Rainier, cao nhất trong dãy Cascade. Với độ cao hơn 4.300 m quanh năm tuyết phủ, Rainier là đỉnh núi băng giá nhất nước Mỹ.

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

(GLO)- Bài thơ "Lời hẹn" của Sơn Trần không chỉ mô tả vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn là những hẹn ước, kỳ vọng về sự trở về, đoàn tụ, gắn kết. Hình ảnh trong thơ vừa thực tế, vừa thi vị, mang đến cho người đọc cảm nhận ấm áp về tình yêu quê hương, về sự đổi thay tươi đẹp của đất trời vào xuân.

Du lịch bay trên “đôi cánh” điện ảnh

E-magazineDu lịch bay trên “đôi cánh” điện ảnh

(GLO)- Ngay khi nghe tin bộ phim truyện điện ảnh “Lạc rừng” sẽ được bấm máy tại Gia Lai vào tháng 8-2025, công chúng nơi đây đã rất háo hức, mong chờ. Là bởi, quê hương mình, xứ sở mình sẽ xuất hiện trong những thước phim tuyệt đẹp của một dự án phim đình đám.

Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa tặng 2 triệu cây xanh cho tỉnh Gia Lai. Ảnh: M.T

Sắc xuân trên vùng nguyên liệu mía Đông Nam Gia Lai

(GLO)- Những ngày cuối năm Giáp Thìn 2024, vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai (AgriS Gia Lai) rộn vang tiếng cười của người dân và nhân công thu hoạch khi giá mía tiếp tục duy trì ở mức cao giúp nông dân có lợi nhuận khá.

Đại tá Lê Kim Giàu-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh (thứ 4 từ phải sang) tặng quà và chúc Tết Đội K52. Ảnh: V.H

Tết của người lính K52 trên đất Campuchia

(GLO)- Trong khi bao gia đình rộn ràng đón Tết Ất Tỵ 2025 thì cán bộ, chiến sĩ Đội K52 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) lại lên đường sang Campuchia làm nhiệm vụ. Dù xa nhà nhưng họ vẫn có cái Tết ấm cúng cùng đồng đội và người dân nước bạn.

Thẳm sâu miền Tết

Thẳm sâu miền Tết

(GLO)- Ngay lối về nhà tôi, xuyến chi đã bung sắc hai bên đường. Mùi hương trầm loang trong gió xa. Thoảng trong gió, vị mứt gừng cay nồng lên những ngày cuối năm.

50 năm nhìn lại một tháng ba

50 năm nhìn lại một tháng ba

(GLO)- Cuối tháng 3-1975, toàn bộ Tây Nguyên được giải phóng. Đó là những khởi đầu để cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt và kết thúc thắng lợi bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đưa dân tộc ta bước sang một trang sử mới độc lập, tự do.

Độc đáo nơi đón tết hai miền

Độc đáo nơi đón tết hai miền

Từ lâu, văn hóa Tết Nguyên đán đã mang đậm nét truyền thống hai miền Nam, Bắc. Tuy thế, vẫn có những địa phương mà văn hóa ngày tết là những nét giao thoa hài hòa của cả hai miền. Đón tết ở nơi này khiến nhiều bạn trẻ thích thú.

Nữ kiến trúc sư đam mê nghệ thuật tạo hình

E-magazineNữ kiến trúc sư đam mê nghệ thuật tạo hình

(GLO)- Với đôi tay khéo léo và khả năng sáng tạo, kiến trúc sư Nguyễn Thị Kiên Giang (SN 1988, tổ 7, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã biến những thỏi đất sét, tấm nhựa composite thành sản phẩm trang trí nội thất, được nhiều khách hàng ưa chuộng.

Thơ Ngô Thanh Vân: Xuân về trên bazan

Thơ Ngô Thanh Vân: Xuân về trên bazan

(GLO)- "Xuân về trên bazan" của tác giả Ngô Thanh Vân tái hiện vẻ đẹp của mùa xuân, của sự đổi mới và hy vọng. Những hình ảnh "mầm non ngậm giọt sương mai", "lá hát điều gì mê say trong gió"... mang đến cảm giác thanh thoát, nhẹ nhàng, như làn sóng dịu êm của thiên nhiên đón chào một mùa xuân mới.

Xuất khẩu cà phê vững “ngôi vương”

Xuất khẩu cà phê vững “ngôi vương”

(GLO)- Năm 2024, cà phê tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu trong các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai với sản lượng 210.000 tấn, kim ngạch đạt 620 triệu USD, tăng 26,53% so với năm trước và thị trường xuất khẩu được mở rộng ra 50 quốc gia.

Du Xuân trên đỉnh Chư Đang Ya

Du Xuân trên đỉnh Chư Đang Ya

(GLO)- Ngày Tết, hầu hết đều chọn đến những điểm vui chơi náo nhiệt trong các chuyến du Xuân. Song nhiều người chọn hòa mình vào thiên nhiên và núi lửa Chư Đang Ya (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là một trong những điểm đến ưa thích.

Bình dị ngày Tết ở làng

Bình dị ngày Tết ở làng

(GLO)- Không rộn ràng, tấp nập, mùng 3 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc xã Ia Băng (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) nhẹ nhàng, bình dị song vẫn đong đầy yêu thương.

Tự hào là người đảng viên

Tự hào là người đảng viên

(GLO)- Tuổi đời có khác nhau, song ở họ có điểm chung đều là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Với niềm vinh dự, tự hào là người đảng viên, họ luôn nêu cao tinh thần tiên phong, gương mẫu, “nói đi đôi với làm” và cống hiến hết mình vì mục tiêu chung.

Hoàn thành thi công quốc lộ 19

Hoàn thành tiến độ thi công, phục vụ người dân

(GLO)- Những ngày đầu năm 2025, các đơn vị thi công dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (cải tạo, nâng cấp quốc lộ 19-đoạn qua địa bàn tỉnh Gia Lai) đã huy động nhân lực, máy móc gấp rút hoàn thiện các hạng mục còn lại của dự án.