Báo xuân 2025

E-magazine Tìm về ẩm thực xanh

Nhiều người gọi đó là “ẩm thực xanh” bởi sự thuần khiết của thiên nhiên trong từng món ăn dân dã và độc đáo của người dân địa phương.

Sống gắn bó với người Jrai ở vùng Đông Nam tỉnh, chị Nguyễn Quyền Anh Châu-chủ 2 nhà hàng ở thị trấn Phú Túc (huyện Krông Pa) học được cách sử dụng nguyên liệu tự nhiên để tạo phong vị riêng cho món ăn. Cái tên quán đặt từ 2 loại rau gia vị là tía tô và tèn len nhằm tạo dấu ấn cho khách khi đến với ẩm thực địa phương.

Theo chị Châu, các món ăn trong thực đơn đều chế biến từ nguyên liệu tại chỗ như dê núi, bò cỏ, heo đen… được chăn thả tự nhiên. Chúng ăn cây cỏ trong núi, trên nương rẫy của vùng đất khô và nóng đặc trưng ở hạ du sông Ba. Có nguồn nguyên liệu sạch nhưng để làm món ăn thăng hoa, tạo nên trải nghiệm vị giác đáng nhớ không thể thiếu sự dẫn dắt vị giác đến từ các loại muối chấm độc đáo của đồng bào Jrai. Nếu người miền xuôi có các loại nước chấm cầu kỳ cho từng món ăn thì thức chấm của người Jrai chính là muối kết hợp với các loại lá rừng để tạo ra hương vị đặc biệt.

Đó cũng là bí quyết của nhà hàng để tạo dấu ấn riêng, khiến khách luôn nhớ đến. Sử dụng cây cỏ thiên nhiên làm thực phẩm, chữa bệnh và nhiều tác dụng khác đã trở thành tập quán, thói quen truyền đời của cư dân bản địa. Người Jrai có thể tạo ra muối chấm độc đáo khi kết hợp với lá é, lá gừng rừng, lá cải cay, cỏ thơm, củ sả, củ riềng. Và, độc đáo hơn nữa là kết hợp cua núi, kiến vàng để chế biến muối chấm.

Muối kiến vàng có vị chua nhẹ dùng với bò một nắng hay các món thịt nướng than. Trong khi các món cá nướng thường chấm kèm với muối cải cay và đây cũng là món “best seller” của quán nhiều năm nay. Còn muối gừng rừng thì hợp ăn với tất cả món nướng, làm cho món ăn thêm tròn vị. Đặc biệt, muối làm từ loài cua núi là loại thức chấm hợp vị với rau củ quả luộc, thịt hay cá nướng. Loài cua chỉ sống ở các con suối trong núi, màu tím than, khi nướng lên rất thơm, không có mùi tanh như cua đồng, thường giã cùng với lá cải trời (lá tàu bay).

Cách kết hợp các gia vị tự nhiên để làm muối chấm của người Jrai thể hiện sự tinh tế đúc tỉa từ kinh nghiệm sống giữa núi rừng hoang dã. Từ những hạt muối từ miền biển ngược ngàn được người Jrai kết hợp với nguyên liệu bản địa tạo ra những bài thuốc đáng kinh ngạc. Nếu những hạt muối là tinh chất cô đọng từ biển cả thì nguyên liệu kết hợp cùng lại không qua chế biến, được giã tươi để giữ nguyên tinh chất và dược tính. Dù lỡ ăn quá nhiều chất đạm hay thức ăn không tươi thì muối chấm là “bác sĩ” của hệ tiêu hóa, hỗ trợ chữa lành một cách tự nhiên.

Trong một lần về làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang), chúng tôi được một gia đình Bahnar đãi bữa ăn mang đậm hương vị núi rừng. Món ăn khiến cả đoàn háo hức thưởng thức không phải là cơm lam, gà nướng, vốn được xem là “sứ giả” ẩm thực truyền thống, mà chính là hoa nghệ rừng xào với mỡ gà, ốc núi hấp sả ớt, cháo nấu từ gạo giã nhuyễn với lòng gà (tiếng Bahnar gọi là tơ pung).

Mùa nào thức nấy, người Bahnar, Jrai đều có những thức món đặc trưng như cá chốt sông Ba, cá cơm sông Sê San, hoa nghệ rừng, hoa rù rì, rau dớn, ốc núi… Chưa kể, cà đắng, hoa đu đủ, lá mì là nguyên liệu có quanh năm vì đã được trồng trên sườn đồi, trong vườn nhà.

Tương tự, hoa nghệ rừng là thực phẩm tự nhiên có theo mùa ở núi rừng Đông Trường Sơn. Khi bày lên bàn ăn, món ăn từ hoa nghệ không chỉ có mùi thơm nhẹ kích thích vị giác mà màu tím phớt hồng cũng rất bắt mắt.

Món ăn cũng kể những câu chuyện về đời sống, thói quen sinh hoạt thuận theo tự nhiên của người Bahnar, Jrai. Ẩm thực dung hòa các vị giác, màu sắc và thuận theo triết lý tự nhiên “thực phẩm là thuốc và thuốc là thực phẩm”. Người địa phương sử dụng vị chua, cay, mặn, ngọt, đắng một cách linh hoạt để kích thích vị giác, tác động lên các chức năng khác nhau của cơ thể. Màu sắc của thế giới tự nhiên trên bàn ăn của họ phản chiếu lối sống giản đơn, mộc mạc nhưng không kém phần tinh tế, giàu có trong cuộc sống của những tộc người lâu đời trên dãy Trường Sơn-Tây Nguyên.

Để có thể hiểu được một nền văn hóa sâu thẳm, quyến rũ và đầy bí ẩn của cư dân Bahnar, Jrai, cách dễ nhất có lẽ là mở lòng ra với ẩm thực truyền thống của họ. Chiếc lưỡi quen thuộc với khẩu vị miền xuôi của hiện đại và công nghiệp không thể chối từ món ngon tự nhiên miền núi thuần khiết. Ăn uống hòa hợp với thiên nhiên cho ta cảm giác tìm về và an tâm hơn trước những căn bệnh có tính thời đại do ăn uống mà ra. Thức ăn công nghiệp dư thừa hóa chất, phụ gia khiến người ta khao khát ăn xanh, sống xanh, tìm về với ẩm thực tự nhiên. Nhìn sâu vào bản sắc ẩm thực của người Tây Nguyên mới thấy giá trị phong phú của “mỗi món ăn là một vị thuốc” chữa lành những căn bệnh đến từ đường tiêu hóa.

de-ema-duyyy.jpg

Có thể bạn quan tâm

“Kiến trúc sư” buôn làng

“Kiến trúc sư” buôn làng

(GLO)- Nhà sàn là kiến trúc đặc trưng của người Jrai. Để xây dựng một ngôi nhà sàn truyền thống thì không thể không nhắc đến những “kiến trúc sư” của buôn làng.

Mùi bếp, mùi tết

Mùi bếp, mùi tết

Cuối năm, gió đã chuyển mùa. Cái lành lạnh len lỏi trong từng nhành cây, ngọn cỏ và luồn qua từng kẽ hở bên khe cửa tràn cả vào ngóc ngách từng gian nhà. Trong không gian êm đềm, tôi cảm nhận rõ mùi bếp, mùi Tết đang về trên từng căn bếp nhỏ.

“Sống để kể lại” (*)

“Sống để kể lại” (*)

(GLO)- Giữa câu chuyện dài về chiến tranh, 2 cựu chiến binh Hà Xuân Nhắc và Nguyễn Minh Tân vẫn chưa thôi kinh ngạc mình có thể sống, có thể vượt qua bom đạn dày đặc như đan lưới. Tôi thì lại nghĩ, số phận đã định cho họ một sứ mệnh: Sống để kể lại một phần đời không thể tách rời với ký ức dân tộc.

Ba chị em ngành Y chinh phục “đấu trường” nhan sắc

Ba chị em ngành Y chinh phục “đấu trường” nhan sắc

(GLO)- Ba chị em Đinh Thị Thùy Trang, Đinh Y Quyên và Đinh Ta Bi đã tạo nên một "cơn sốt" trong các cuộc thi nhan sắc và thể hiện tài năng của mình. Cả 3 là con của bác sĩ Đinh Văn Quy-nguyên Trưởng khoa Da liễu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) ở tổ 6, phường Tây Sơn, TP. Pleiku.

Bảo tồn những bài thuốc quý của người Bahnar

Bảo tồn những bài thuốc quý của người Bahnar

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ mà còn là nơi lưu giữ nguồn dược liệu vô cùng phong phú. Từ nguồn tài nguyên này, cộng đồng người Bahnar đã cho ra đời những bài thuốc quý, lưu dấu qua bao thế hệ.

Nét đẹp tặng chữ đầu xuân

Nét đẹp tặng chữ đầu xuân

(GLO)- Mỗi dịp Tết đến Xuân về, người dân Việt lại náo nức với những phong tục truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Trong đó, nét đẹp tặng chữ đầu xuân đã trở thành một truyền thống hiếu học của dân tộc và mang ý nghĩa cầu chúc may mắn, tài lộc, hạnh phúc cho năm mới.

Bắt nhịp chuyển đổi số

Bắt nhịp chuyển đổi số

(GLO)- Với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, chuyển đổi số đã đi vào mọi ngóc ngách của đời sống xã hội. Các đơn vị, doanh nghiệp và người dân Gia Lai đang tận dụng những tiện ích của việc số hóa để phục vụ đời sống và tăng tốc phát triển.

Núi lửa Rainier được bao quanh bởi Công viên Quốc gia Rainier. Ảnh: SGGPO

Sang Washington State nghịch tuyết trên núi Rainier

(GLO)- Từ trung tâm TP. Seattle (bang Washington, Hoa Kỳ), chúng tôi đi ô tô mất 2 giờ mới đến được chân núi thuộc Công viên Quốc gia Rainier, cao nhất trong dãy Cascade. Với độ cao hơn 4.300 m quanh năm tuyết phủ, Rainier là đỉnh núi băng giá nhất nước Mỹ.

Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa tặng 2 triệu cây xanh cho tỉnh Gia Lai. Ảnh: M.T

Sắc xuân trên vùng nguyên liệu mía Đông Nam Gia Lai

(GLO)- Những ngày cuối năm Giáp Thìn 2024, vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai (AgriS Gia Lai) rộn vang tiếng cười của người dân và nhân công thu hoạch khi giá mía tiếp tục duy trì ở mức cao giúp nông dân có lợi nhuận khá.

Đại tá Lê Kim Giàu-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh (thứ 4 từ phải sang) tặng quà và chúc Tết Đội K52. Ảnh: V.H

Tết của người lính K52 trên đất Campuchia

(GLO)- Trong khi bao gia đình rộn ràng đón Tết Ất Tỵ 2025 thì cán bộ, chiến sĩ Đội K52 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) lại lên đường sang Campuchia làm nhiệm vụ. Dù xa nhà nhưng họ vẫn có cái Tết ấm cúng cùng đồng đội và người dân nước bạn.

Kể chuyện văn hóa Jrai qua chiếc gùi mộc

E-magazineKể chuyện văn hóa Jrai qua chiếc gùi mộc

(GLO)- Hầu hết các già làng đều cho rằng gùi mộc mang vẻ đẹp nguyên sơ, thuần khiết, là tiền thân của những chiếc gùi hoa văn mang tính thẩm mỹ cao. Vậy nhưng, những người có thể làm ra được gùi mộc nguyên bản trong cộng đồng hiện nay khá hiếm.

Cây trong vườn Bác

Cây trong vườn Bác

(GLO)- Sinh thời, Bác Hồ rất quan tâm đến việc xây dựng và bảo vệ môi trường tự nhiên trong lành và nâng cao đời sống cho người dân. Người chọn việc trồng cây là điểm xuất phát để bảo vệ môi trường và kêu gọi mọi người ra sức trồng cây, gây rừng.

Thẳm sâu miền Tết

Thẳm sâu miền Tết

(GLO)- Ngay lối về nhà tôi, xuyến chi đã bung sắc hai bên đường. Mùi hương trầm loang trong gió xa. Thoảng trong gió, vị mứt gừng cay nồng lên những ngày cuối năm.

Thơ Ngô Thanh Vân: Xuân về trên bazan

Thơ Ngô Thanh Vân: Xuân về trên bazan

(GLO)- "Xuân về trên bazan" của tác giả Ngô Thanh Vân tái hiện vẻ đẹp của mùa xuân, của sự đổi mới và hy vọng. Những hình ảnh "mầm non ngậm giọt sương mai", "lá hát điều gì mê say trong gió"... mang đến cảm giác thanh thoát, nhẹ nhàng, như làn sóng dịu êm của thiên nhiên đón chào một mùa xuân mới.

Xuất khẩu cà phê vững “ngôi vương”

Xuất khẩu cà phê vững “ngôi vương”

(GLO)- Năm 2024, cà phê tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu trong các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai với sản lượng 210.000 tấn, kim ngạch đạt 620 triệu USD, tăng 26,53% so với năm trước và thị trường xuất khẩu được mở rộng ra 50 quốc gia.

Du Xuân trên đỉnh Chư Đang Ya

Du Xuân trên đỉnh Chư Đang Ya

(GLO)- Ngày Tết, hầu hết đều chọn đến những điểm vui chơi náo nhiệt trong các chuyến du Xuân. Song nhiều người chọn hòa mình vào thiên nhiên và núi lửa Chư Đang Ya (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là một trong những điểm đến ưa thích.

Rộn ràng không khí đón xuân ngày mùng 3 Tết

Rộn ràng không khí đón xuân ngày mùng 3 Tết

(GLO)- Dưới tiết trời nắng đẹp, có chút se lạnh trong ngày mùng 3 Tết, khắp nơi trên địa bàn tỉnh Gia Lai, người người nô nức thăm thú, vui chơi để tận hưởng trọn vẹn không khí đầu năm mới. Người nô nức du xuân, chúc Tết thầy cô, người lo sửa soạn mâm cúng đưa ông bà, tổ tiên.

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

(GLO)- "Xuân dậy thì" của tác giả Vân Phi mang đến những xúc cảm thanh tân về mùa xuân và tình yêu, đưa chúng ta vào không gian tràn đầy sức sống của một buổi sáng quê hương. Mùa xuân được nhen lên trên từng chồi non lộc biếc, và mùa xuân cũng bắt đầu khi tình yêu có những hồi đáp ngọt ngào...