Báo xuân 2025

E-magazine Kể chuyện văn hóa Jrai qua chiếc gùi mộc

1.png

Ông Kul không còn nhớ đôi tay mình đã làm ra bao nhiêu chiếc gùi. Chỉ biết rằng, gùi mộc do ông làm có mặt khắp làng trên xóm dưới, trong mỗi nếp nhà của người Jrai ở Dơ Nông Ó và một số ngôi làng lân cận. Năm lên 8 tuổi, ông đã theo cha lên rừng tìm mây, tre, gỗ… để đan gùi. “Cha dắt tay tôi băng qua con suối nhỏ giữa rừng, vừa đi vừa trò chuyện.

2.png

Già Kul làm gùi hoàn toàn bằng vật liệu mây, tre, nứa, gỗ còn giữ nguyên màu tự nhiên, không có sự pha lẫn của bất cứ loại màu sắc, hoa văn nào. Muốn có được chiếc gùi đẹp và bền, già Kul cặm cụi ngồi vót nan sao cho thật đều và chuẩn; nứa, tre được đem ngâm nước trong một khoảng thời gian nhất định để tạo độ dẻo; nan cũng phải trơn nhẵn, đồng đều. Đặc biệt, lúc đan phải thật tinh tế và khéo léo để tạo được những “làn sóng” nhịp nhàng trên thân gùi.

Từng tham gia du kích trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông Kul vừa hoạt động cách mạng vừa chẻ tre, nứa đan gùi. Gùi to để bà con đựng bắp, gạo, mì… tiếp tế cho bộ đội; gùi nhỏ cho lũ trẻ trong làng đi lấy nước, lấy măng rừng… về làng giúp mẹ nuôi em. Sau ngày giải phóng, những chiếc gùi mộc của già Kul lại mang những ghè rượu thơm đi lễ hội; theo bóng lưng người phụ nữ trên đồng lúa trĩu bông; đựng củi cưới cho con gái lúc “bắt chồng”... Mỗi đứa trẻ của làng lớn lên đều quen thuộc với hình ảnh già Kul cần mẫn nơi hiên nhà bên những chiếc gùi.

5-6423.png

Đó là cách già làng Mlang (73 tuổi, làng C, xã Gào, TP. Pleiku) chuyển tải câu chuyện tình mẫu tử thiêng liêng trên những chiếc gùi mộc. Từ đôi tay chai sạn nhưng vô cùng khéo léo, già đã tạo nên những chiếc gùi mang vẻ đẹp riêng, khó lẫn với các loại gùi khác.

Năm 12 tuổi, nhờ sự chỉ dạy của ông ngoại, cậu bé Mlang đã phân biệt được các loại gùi của người Jrai. Ông đặc biệt ấn tượng và thích thú với gùi mộc.

Các bộ phận trên chiếc gùi mộc của già Mlang đều được sử dụng nguyên liệu thô, mộc và nguyên bản. Mỗi vòng nan ôm lấy phần thân gùi đều được ông chăm chút kỹ lưỡng, ngay cả những nét quấn dây đều đặn đến từng milimet. Không ai có thể thấy được điểm đầu, điểm cuối cũng như điểm nối của những sợi nan trên thân gùi. “Tình cảm của người mẹ Jrai cũng thế, luôn tròn đầy và không bao giờ có điểm cuối”.

Có lẽ nhờ sự khác biệt ấy mà căn nhà với những chiếc gùi do già Mlang làm ra đã trở thành điểm đến quen thuộc của nhiều người dân và du khách tới xã Gào tham quan, tìm hiểu về văn hóa của cộng đồng dân tộc thiểu số. Hiện nay, du khách cũng rất thích và muốn tìm hiểu văn hóa dân tộc mình thông qua gùi mộc. Đó là niềm vui và tự hào. Mình mong muốn thế hệ trẻ học hỏi và lưu giữ nét đẹp nguyên sơ của gùi mộc để có thể giới thiệu tới tất cả bạn bè gần xa”-già Mlang bày tỏ.

8-1.png

Hầu như ngày nào, ông cũng miệt mài bên những chiếc gùi. Với ông, nó không đơn thuần là vật dụng phục vụ sinh hoạt, sản xuất mà còn neo giữ nét văn hóa độc đáo của dân tộc Jrai.

Về cơ bản, gùi mộc của già Lơl có 2 loại gùi nữ và gùi nam. Gùi nữ có hình trụ đứng như thân hình người con gái, thể hiện sự ấm no, tròn đầy; thường được phụ nữ dùng để đựng đầy thóc gạo, quần áo… Gia đình nào có nhiều gùi là thể hiện sự đầy đủ và hạnh phúc. Còn gùi nam có hình dáng nhỏ gọn hơn, dùng để đựng các dụng cụ khi đi rừng, lên rẫy. Gùi được đan vuông vắn, phần miệng nằm áp sát vào lưng người đeo tạo sự chắc chắn, vững vàng.

Với đôi tay tài hoa, ông Lơl đã tạo ra hàng ngàn chiếc gùi mộc cung cấp cho nhiều thế hệ của làng và một số địa phương lân cận. Theo thời gian, chiếc gùi mộc ngày càng gắn bó với bà con dân làng. Ông Siu Blung (làng Hlang Ngol) tán thưởng: Ông Siu Lơl là người có bàn tay đan gùi rất thuần thục. Trong làng, chỉ ông Lơl mới có thể làm ra loại gùi mộc đẹp, có hồn và đúng như gùi từ ngày xưa. Chúng tôi thường dùng loại gùi này để làm quà tặng cho người thân trong những dịp như lễ cưới, ngày đầy tháng, lễ đặt tên... Bởi chúng tôi tin rằng, mỗi chi tiết từ cách đan, cách quấn từng sợi nan cho đến việc làm dây đeo luôn chứa đựng tình cảm bao la của người thân.

Người Jrai lưu truyền 2 loại gùi là gùi mộc và gùi hoa văn. Gùi mộc xuất hiện từ thuở sơ khai và được đan hoàn toàn từ vật liệu mây, tre để nguyên màu tự nhiên, không nhuộm màu, không có hoa văn; thể hiện nét đẹp nguyên sơ, là tiền thân của những chiếc gùi hoa văn. Nếu gùi hoa văn được trang trí bằng những họa tiết ý nghĩa, sinh động với các màu đen, vàng, đỏ… thì gùi mộc chỉ đơn thuần là sự kết hợp của những thanh nan đơn giản, mộc mạc và gần gũi với thiên nhiên.

de-ema-duyyy.jpg

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu cà phê vững “ngôi vương”

Xuất khẩu cà phê vững “ngôi vương”

(GLO)- Năm 2024, cà phê tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu trong các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai với sản lượng 210.000 tấn, kim ngạch đạt 620 triệu USD, tăng 26,53% so với năm trước và thị trường xuất khẩu được mở rộng ra 50 quốc gia.

Du Xuân trên đỉnh Chư Đang Ya

Du Xuân trên đỉnh Chư Đang Ya

(GLO)- Ngày Tết, hầu hết đều chọn đến những điểm vui chơi náo nhiệt trong các chuyến du Xuân. Song nhiều người chọn hòa mình vào thiên nhiên và núi lửa Chư Đang Ya (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là một trong những điểm đến ưa thích.

Rộn ràng không khí đón xuân ngày mùng 3 Tết

Rộn ràng không khí đón xuân ngày mùng 3 Tết

(GLO)- Dưới tiết trời nắng đẹp, có chút se lạnh trong ngày mùng 3 Tết, khắp nơi trên địa bàn tỉnh Gia Lai, người người nô nức thăm thú, vui chơi để tận hưởng trọn vẹn không khí đầu năm mới. Người nô nức du xuân, chúc Tết thầy cô, người lo sửa soạn mâm cúng đưa ông bà, tổ tiên.

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

(GLO)- "Xuân dậy thì" của tác giả Vân Phi mang đến những xúc cảm thanh tân về mùa xuân và tình yêu, đưa chúng ta vào không gian tràn đầy sức sống của một buổi sáng quê hương. Mùa xuân được nhen lên trên từng chồi non lộc biếc, và mùa xuân cũng bắt đầu khi tình yêu có những hồi đáp ngọt ngào...

Bình dị ngày Tết ở làng

Bình dị ngày Tết ở làng

(GLO)- Không rộn ràng, tấp nập, mùng 3 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc xã Ia Băng (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) nhẹ nhàng, bình dị song vẫn đong đầy yêu thương.

Năm mới nghe lính nhà giàn DK1 kể chuyện đón Tết

Năm mới nghe lính nhà giàn DK1 kể chuyện đón Tết

(GLO)- Trên “pháo đài thép” giữa trùng khơi, những người lính Nhà giàn DK1 đang ngày đêm giữ sự bình yên biển, đảo quê hương. Đêm Giao thừa dù không có màn bắn pháo hoa như ở đất liền nhưng tất cả anh em trên nhà giàn cùng nắm tay nhau ca hát, trao lời chúc Tết và phong bao lì xì đầu năm mới...

Làng chài bên dòng Krông Năng

Làng chài bên dòng Krông Năng

(GLO)- Là phụ lưu của sông Ba, dòng Krông Năng không chỉ cung cấp nguồn nước cho hàng ngàn héc ta cây trồng đôi bờ mà còn là nơi mưu sinh của nhiều ngư phủ. Dẫu còn nhiều khó khăn, song với người dân làng chài bên dòng Krông Năng, việc đánh bắt thủy sản an toàn là cách trả ơn dòng sông thân yêu.

Ăn Tết ở làng họa sĩ Xu Man

Ăn Tết ở làng họa sĩ Xu Man

(GLO)- Năm thứ 2 lên Gia Lai làm việc, gần Tết, họa sĩ Xu Man từ làng lên cơ quan lĩnh chế độ, tôi giúp ông cột đầy một xe đạp, đủ thứ trên cái xe tòng tọc, được cột thêm mấy thanh tre cho chắc chắn. Xong xuôi, ông xoa tay, thay vì chào nhau ông cười móm mém: Hùng về làng ăn Tết với chú!

“Vua” chim màu Tây Nguyên

“Vua” chim màu Tây Nguyên

(GLO)- Nhiều người trong giới chơi chim ở Việt Nam và một số nước Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore… biết đến Hoàng Huy (phường An Tân, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai). Câu chuyện của Huy tựa như cổ tích mà trong đó chất chứa bao buồn vui cuộc đời để có được như hôm nay.

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

(GLO)- Di sản địa-văn hóa Tây Nguyên là tài sản vô giá của quốc gia, góp phần tạo nên sự đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Việc bảo tồn, phát huy giá trị nguồn tài nguyên di sản này đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, cấp bách không những cho thế hệ hôm nay mà cả mai sau.

Trao truyền phong vị Tết

Trao truyền phong vị Tết

Không chỉ rủ nhau đi xem, nhiều người trẻ là người Việt hoặc gốc Việt ở châu Âu bây giờ còn trực tiếp tham gia dựng chợ tết, bán hàng tết, biểu diễn nghệ thuật truyền thống và trò chơi dân gian ngày tết.

“Hồi sinh” giống lúa cổ của người Bahnar, Jrai

“Hồi sinh” giống lúa cổ của người Bahnar, Jrai

(GLO)- Lúa Krol, lúa Đá là những giống lúa rẫy truyền đời của người Bahnar, Jrai. Trải qua bao biến thiên thăng trầm, tưởng rằng những “hạt ngọc của trời” này đã biến mất. Vậy nhưng, với sự nỗ lực bảo tồn của người dân và chính quyền địa phương, 2 giống lúa cổ từng bước được “hồi sinh”.

Tìm lại hương cà phê xưa

Tìm lại hương cà phê xưa

(GLO)- Robusta sẻ và Yellow Bourbon là 2 dòng cà phê xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ XIX khi người Pháp đưa vào trồng tại các đồn điền ở Việt Nam.

Tết Việt quyến rũ người phương xa

Tết Việt quyến rũ người phương xa

"8 năm làm việc tại Việt Nam, đã có 7 năm tôi và gia đình ăn tết Việt. Tết Việt đưa tôi về ký ức tuổi thơ, về hoài niệm những tháng ngày gian khó, nhưng đượm tình" - Sophia Shih, cán bộ ngoại vụ đến từ Đài Loan, chia sẻ về nguyên cớ khiến bà yêu, mê đến ngất ngây cùng tết Việt.

Nụ cười Tây Nguyên

Nụ cười Tây Nguyên

(GLO)- Đi tìm nụ cười Tây Nguyên chính là tìm đến cái đẹp nguyên sơ. Nó ẩn sâu trong đôi mắt, nó hé nhìn qua đôi tay trong vũ điệu, nó giấu mình sau chiếc gùi đầy ắp lúa, bắp và nó cũng chân tình, e ấp khi nói lời thương. Nụ cười ấy hồn hậu, sâu lắng và tự nhiên như núi rừng, sông suối.