Độc đáo nơi đón tết hai miền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ lâu, văn hóa Tết Nguyên đán đã mang đậm nét truyền thống hai miền Nam, Bắc. Tuy thế, vẫn có những địa phương mà văn hóa ngày tết là những nét giao thoa hài hòa của cả hai miền. Đón tết ở nơi này khiến nhiều bạn trẻ thích thú.

Hoa đào bên hoa mai

Các tỉnh khu vực Tây Nguyên vốn là nơi có nhiều người từ khắp các tỉnh thành đến lập nghiệp, sinh sống nhiều năm nay. Văn hóa tết tại các địa phương này cũng mang nhiều nét giao thoa giữa Bắc và Nam.

Với lợi thế về khí hậu mát lạnh quanh năm, đặc biệt vào những ngày cận tết nên thích hợp để các loài hoa tết của miền Bắc xuất hiện. Không khó để có thể bắt gặp những hàng hoa đào đang khoe sắc cạnh nét mai vàng đặc trưng của miền Nam trong các chợ hoa tết.

Pháo hoa rực sáng 3 miền đêm giao thừa Ất Tỵ: Năm mới, hy vọng mới

Phùn Văn Ba (22 tuổi, quê Đắk Nông) cho biết từ lâu chợ hoa tết ở đây có các loài hoa đặc trưng hai miền Nam - Bắc. Theo Phùn Văn Ba, nhiều gia đình ở Đắk Nông trưng cả hoa đào lẫn hoa mai trong ngày tết. Phùn Văn Ba chia sẻ: "Nhà mình không cố định một loại hoa. Có năm chưng hoa đào, có năm lại chọn hoa mai".

Hoa đào khoe sắc bên cạnh sắc vàng của hoa mai tại chợ hoa tết Bảo Lộc (Lâm Đồng). ẢNH: AN MIÊN
Hoa đào khoe sắc bên cạnh sắc vàng của hoa mai tại chợ hoa tết Bảo Lộc (Lâm Đồng). ẢNH: AN MIÊN

"Mình thấy rất tự hào vì quê hương mình có thể dung hòa được văn hóa tết của cả hai miền Bắc - Nam. Điều đó giúp cho nhiều người xa quê cảm thấy thân thuộc, sum vầy trong những ngày tết", Phùn Văn Ba nói.

Phạm Thanh Diệp (22 tuổi, quê Lâm Đồng) sinh ra trong một gia đình gốc Bắc. Từ nhỏ, Diệp đã quen với văn hóa đón tết với bánh chưng xanh, hoa đào đỏ.

Theo Diệp, rất ít nơi ở miền Nam có thể trồng được các loài hoa tết của miền Bắc do điều kiện khí hậu. Diệp cảm thấy may mắn vì nơi mình sinh sống có thể trồng được hoa đào, loài hoa không thể thiếu trong văn hóa tết miền Bắc. Vậy nên nhiều năm nay, việc trưng một gốc đào trong ngày tết đã trở thành thông lệ gia đình Diệp.

Diệp cho biết: "Từ nhỏ đến lớn mình rất ít cơ hội về quê, nhưng mình vẫn thấy may mắn vì có thể biết được không khí tết miền Bắc dù cách xa gần ngàn cây số".

Đồng thời, Diệp cũng tự hào vì ngoài văn hóa tết của gia đình, Diệp vẫn có cơ hội biết đến văn hóa đón tết theo cách của người miền Nam từ gia đình của bạn bè xung quanh. "Đây có lẽ là trải nghiệm sẽ không dễ có được ở nơi khác", Diệp nói.

Bên nội gói bánh chưng, bên ngoại gói bánh tét

Phạm Thị Kim Ngân (20 tuổi, quê Lâm Đồng), có bố là người miền Bắc và mẹ là người miền Nam. Vậy nên với Ngân, những lần sum họp gia đình ngày tết đến là cơ hội để Ngân trải nghiệm được cả văn hóa của hai miền Bắc, Nam.

Mâm cơm ngày tết có cả món ăn đặc trưng hai miền Bắc - Nam. ẢNH: AN MIÊN
Mâm cơm ngày tết có cả món ăn đặc trưng hai miền Bắc - Nam. ẢNH: AN MIÊN

Theo Ngân, mỗi dịp tết đến, bên nội thường gói bánh chưng, còn bên ngoại sẽ gói bánh tét. Trong gia đình cũng thường trang trí, bày biện theo đặc trưng của cả hai miền. Ngân chia sẻ: "Mình cảm thấy rất may mắn, mặc dù không có nhiều cơ hội để về thăm quê hương của bố mẹ, thế nhưng mình vẫn có thể trải nghiệm trọn vẹn không khí tết từ cả hai miền".

Ngoài ra, những phong tục như xông đất, lì xì, những câu chúc tết cũng mang nhiều đặc trưng của cả hai miền. Với Ngân, nghe những lời chúc tết bằng giọng Nam lẫn giọng Bắc trong cùng một gia đình mang đến cảm giác độc đáo và thân thuộc. "Hiếm có gia đình nào lại đặc biệt như thế", Ngân nói.

Còn với Ngụy Tôn Lâm (28 tuổi, quê Bắc Ninh), tết 2025 là năm đầu tiên đón tết tại Lâm Đồng. Lâm cho biết: "Vì mình vốn sinh ra ở miền Bắc nên sẽ quen thuộc hơn với hoa đào, bánh chưng. Năm nay, mình thấy rất thú vị khi được tự tay gói bánh tét và đi chợ chọn hoa mai".

Với Lâm, điều ấn tượng nhất trong mâm cơm tất niên của nhiều gia đình tại Lâm Đồng là có sự xuất hiện của thịt đông, dưa hành đậm chất Bắc, kết hợp với thịt kho trứng đặc trưng của miền Nam. "Đón tết ở đây giúp mình hiểu rõ hơn giao thoa văn hóa thực sự như thế nào", Lâm hào hứng nói.

Lâm mong rằng sẽ có thêm nhiều cơ hội tiếp tục đón tết tại các địa phương có văn hóa giao thoa như Lâm Đồng. "Đó là cơ hội để mình vừa gìn giữ được truyền thống của quê hương, vừa trải nghiệm được thêm nhiều nét độc đáo trong văn hóa tết của người Việt Nam", Lâm nói.

Theo An Miên (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bình dị ngày Tết ở làng

Bình dị ngày Tết ở làng

(GLO)- Không rộn ràng, tấp nập, mùng 3 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc xã Ia Băng (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) nhẹ nhàng, bình dị song vẫn đong đầy yêu thương.

Tự hào là người đảng viên

Tự hào là người đảng viên

(GLO)- Tuổi đời có khác nhau, song ở họ có điểm chung đều là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Với niềm vinh dự, tự hào là người đảng viên, họ luôn nêu cao tinh thần tiên phong, gương mẫu, “nói đi đôi với làm” và cống hiến hết mình vì mục tiêu chung.

Hoàn thành thi công quốc lộ 19

Hoàn thành tiến độ thi công, phục vụ người dân

(GLO)- Những ngày đầu năm 2025, các đơn vị thi công dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (cải tạo, nâng cấp quốc lộ 19-đoạn qua địa bàn tỉnh Gia Lai) đã huy động nhân lực, máy móc gấp rút hoàn thiện các hạng mục còn lại của dự án.

Năm mới nghe lính nhà giàn DK1 kể chuyện đón Tết

Năm mới nghe lính nhà giàn DK1 kể chuyện đón Tết

(GLO)- Trên “pháo đài thép” giữa trùng khơi, những người lính Nhà giàn DK1 đang ngày đêm giữ sự bình yên biển, đảo quê hương. Đêm Giao thừa dù không có màn bắn pháo hoa như ở đất liền nhưng tất cả anh em trên nhà giàn cùng nắm tay nhau ca hát, trao lời chúc Tết và phong bao lì xì đầu năm mới...

Làng chài bên dòng Krông Năng

Làng chài bên dòng Krông Năng

(GLO)- Là phụ lưu của sông Ba, dòng Krông Năng không chỉ cung cấp nguồn nước cho hàng ngàn héc ta cây trồng đôi bờ mà còn là nơi mưu sinh của nhiều ngư phủ. Dẫu còn nhiều khó khăn, song với người dân làng chài bên dòng Krông Năng, việc đánh bắt thủy sản an toàn là cách trả ơn dòng sông thân yêu.

Chuyện chưa kể về du kích Puih Glớ

Chuyện chưa kể về du kích Puih Glớ

(GLO)- Qua lời kể của Đại tá Phan Anh Tuấn-nguyên Phó Chỉ huy trưởng về Chính trị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai-Kon Tum, nguyên Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai, chúng ta hiểu thêm về chiến công của du kích Puih Glớ, người đã hạ máy bay Mỹ trong thời kỳ chiến tranh.

Hội xuân Tết ấm 2025 mang niềm yêu thương trọn vẹn đến Làng trẻ em SOS Pleiku

Hội xuân Tết ấm 2025 mang niềm yêu thương trọn vẹn đến Làng trẻ em SOS Pleiku

(GLO)- Chiều tối ngày 30-1 (mùng 2 Tết Ất Tỵ 2025), Làng trẻ em SOS Pleiku (phường Yên Thế, TP. Pleiku) trở nên rộn ràng và ấm áp hơn nhờ buổi gặp mặt đầu xuân Ất Tỵ và Hội Xuân Tết Ấm 2025. Chương trình mang đến nhiều hoạt động vui chơi ý nghĩa dành cho 123 em nhỏ trong ngày đầu năm mới.

Trao truyền phong vị Tết

Trao truyền phong vị Tết

Không chỉ rủ nhau đi xem, nhiều người trẻ là người Việt hoặc gốc Việt ở châu Âu bây giờ còn trực tiếp tham gia dựng chợ tết, bán hàng tết, biểu diễn nghệ thuật truyền thống và trò chơi dân gian ngày tết.

“Hồi sinh” giống lúa cổ của người Bahnar, Jrai

“Hồi sinh” giống lúa cổ của người Bahnar, Jrai

(GLO)- Lúa Krol, lúa Đá là những giống lúa rẫy truyền đời của người Bahnar, Jrai. Trải qua bao biến thiên thăng trầm, tưởng rằng những “hạt ngọc của trời” này đã biến mất. Vậy nhưng, với sự nỗ lực bảo tồn của người dân và chính quyền địa phương, 2 giống lúa cổ từng bước được “hồi sinh”.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

(GLO)- Bài thơ "Khảo cổ An Khê" như một cách "phượt" về quá khứ, về những dấu tích cổ xưa của Nguyễn Thanh Mừng. Để rồi, ở đó, tác giả lại tự "khảo cổ chính mình", khát khao tìm lại những giá trị thuần khiết, giản dị của con người và văn hóa dân tộc.