Bắt nhịp chuyển đổi số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, chuyển đổi số đã đi vào mọi ngóc ngách của đời sống xã hội. Các đơn vị, doanh nghiệp và người dân Gia Lai đang tận dụng những tiện ích của việc số hóa để phục vụ đời sống và tăng tốc phát triển.

Thiết thực phục vụ đời sống

Cuộc sống của chị Rơ Châm H’Liên (làng Ó, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) đã bước sang trang mới kể từ khi có chiếc điện thoại thông minh. Từ những đoạn video ngắn về các món ăn thường ngày đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook và TikTok thu hút hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu view, chị H’Liên nổi lên như một hiện tượng.

Hình ảnh chân thực về các món ăn dân dã, cách chế biến mộc mạc như muối cá trích, thịt heo nướng xóc muối sả, canh cà đắng, gà nướng, cà sóc… được cộng đồng mạng đón nhận tích cực.

bat-nhip-chuyen-doi-so-dd.jpg
Chị Rơ Châm H’Liên dùng điện thoại để tạo ra những video thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội. Ảnh: V.N

Không chỉ góp phần giới thiệu, lan tỏa ẩm thực đặc trưng của dân tộc Jrai, chị H’Liên còn nhìn thấy hướng phát triển kinh tế thông qua các nền tảng mạng xã hội.

Chị bộc bạch: “Khi xem các video nấu ăn của tôi, mọi người bình luận rất tích cực. Đa số bày tỏ sự thích thú và đề nghị tôi bán sản phẩm để được thưởng thức. Từ đó, tôi nảy sinh ý tưởng bán các món như heo gác bếp, muối cá trích, muối kiến… Tôi thấy hiệu quả ban đầu khá tốt, hy vọng doanh thu sẽ khá hơn trong thời gian tới”.

Chuyển đổi số đang diễn ra nhanh chóng trong các lĩnh vực sống xã hội. Tại nhiều khu chợ hay các tuyến phố trên địa bàn tỉnh, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt được áp dụng là một minh chứng. Chợ Hoa Lư (TP. Pleiku) là một trong những chợ đầu tiên triển khai chương trình này từ cuối năm 2023. Khoảng 100 tiểu thương đã được tạo mã QR đặt ngay tại quầy để khách hàng dễ dàng thanh toán mà không phải sử dụng tiền mặt.

Bà Hoàng Thị Lan-Tiểu thương chợ Hoa Lư-bày tỏ: “Trước kia, tôi rất mất công đổi tiền lẻ để trả lại tiền thừa cho khách. Hoặc khi bán hàng lên tới vài triệu đồng, tôi còn thêm nỗi lo quản lý tiền mặt, việc kiểm đếm tiền hàng ngày cũng mất công. Từ khi mọi người quét mã QR thanh toán tiền mua hàng, mọi thứ nhanh chóng và tiện lợi, tôi cũng kiểm soát tiền hàng dễ dàng hơn”.

Với nhiều người đi chợ, thanh toán không dùng tiền mặt cũng là sự lựa chọn tối ưu. Bà Huỳnh Thị Thắm (tổ 4, phường Hoa Lư) cho biết: “Do lớn tuổi nên ban đầu, tôi không tự tin khi dùng smartphone. Nhưng khi được hướng dẫn sử dụng, nhất là tích hợp nhiều tiện ích, tôi thấy cuộc sống như có thêm người hỗ trợ, thuận lợi hơn rất nhiều.

Khi đi chợ, tôi không phải mang theo tiền mặt, tránh rủi ro làm rơi tiền hay bị kẻ gian móc túi chỗ đông người. Chỉ với chiếc điện thoại, tôi có thể mua mọi thứ trong chợ khi quầy hàng nào cũng có mã QR”.

2-bat-nhip-chuyen-doi-so.jpg
Đoàn viên, thanh niên hướng dẫn tiểu thương chợ Hoa Lư (TP. Pleiku) cách thanh toán không dùng tiền mặt. Ảnh: P.L

Tăng tốc số hóa

Sự phát triển của các sàn thương mại điện tử là cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp ở Gia Lai giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm làm ra, đáp ứng nhu cầu nhanh chóng, tiện lợi cho khách hàng. Ông Nguyễn Huỳnh Phú Lâm-Giám đốc Công ty cổ phần Cà phê Classic (TP. Pleiku) cho hay: “Hiện nay, người tiêu dùng chủ yếu mua theo cảm xúc, theo câu chuyện của người dẫn dắt trên các mạng xã hội như TikTok, Facebook, YouTube…

Công ty cũng bám theo xu thế đó để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Chúng tôi đã thành lập Phòng Kinh doanh thương mại điện tử chuyên về marketing, bán hàng hay sáng tạo nội dung trên các sàn thương mại điện tử”.

Theo ông Lâm, phương thức này tạo thuận lợi để Công ty giới thiệu tất cả sản phẩm hiện có như cà phê rang xay, cà phê hòa tan, hạt điều, mắc ca, chuối sấy, mít sấy… tiếp cận trực tiếp với khách hàng ở khắp mọi nơi.

Tuy nhiên, ông Lâm cho rằng việc ứng dụng số hóa vào hoạt động sản xuất kinh doanh cần được kiểm soát chặt chẽ để tạo sự công bằng cho các doanh nghiệp.

“Tôi hy vọng các cơ quan chức năng sẽ xây dựng một bộ quy chuẩn chung cho các nền tảng mạng xã hội liên quan đến quảng cáo và bán sản phẩm để bảo vệ người tiêu dùng, giúp họ tiếp cận được những sản phẩm đảm bảo chất lượng đã được kiểm định chặt chẽ. Qua đó, tạo sự cạnh tranh công bằng, lành mạnh giữa các đơn vị chế biến, sản xuất. Có như vậy mới tạo ra một thị trường thương mại điện tử bền vững”-ông Lâm bày tỏ.

3hoangngoc.jpg
Khi mọi người dân hiểu và ứng dụng các tiện ích công nghệ vào đời sống như một nhu cầu sẽ góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số. Ảnh: Hoàng Ngọc

Trong buổi gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục vào tháng 11-2024 tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ: “Thực tế hiện nay vẫn còn tỷ lệ lớn người dân, kể cả cán bộ trong cơ quan nhà nước chưa nắm vững về chuyển đổi số; trong khi đó, Bộ Chính trị đã bàn và quyết định ban hành nghị quyết về chuyển đổi số quốc gia. Để thực hiện thành công nghị quyết này, yêu cầu nhanh chóng phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số cho toàn dân đang đặt ra cấp thiết”. Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh: Một trong những công việc cần làm ngay, đó là phát động thực hiện phong trào “Bình dân học vụ số”.

Không chỉ các doanh nghiệp lớn mà các bạn trẻ khởi nghiệp cũng có cơ hội “vươn ra biển lớn” nhờ chuyển đổi số. Được Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam vinh danh là nữ doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc toàn quốc năm 2023, chị Nguyễn Thị Bé-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Trần Lâm Gia Phát (TP. Pleiku) cho biết: Công ty kinh doanh 2 lĩnh vực chính là thực phẩm và mỹ phẩm.

Sản phẩm của Công ty đã được đưa lên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki và các kênh bán hàng khác như Zalo, TikTok, Facebook.

“Chúng tôi áp dụng chiến lược bán hàng đa kênh, cả truyền thống và trên nền tảng số. Gần đây, doanh số bán trên các nền tảng số tăng lên, chiếm khoảng 55-58%. So với phương thức bán hàng truyền thống thì bán trên sàn thương mại điện tử có nhiều lợi thế, nhất là tiết kiệm chi phí nên chúng tôi ưu tiên hơn cho kênh này”-chị Bé chia sẻ.

Các cơ quan, đơn vị trong tỉnh cũng nhận thức rõ yêu cầu và lợi ích khi thực hiện chuyển đổi số. Điển hình như Báo Gia Lai đã đẩy mạnh áp dụng công nghệ số trong nhiều phần việc nhằm đáp ứng xu thế hoạt động của báo chí hiện đại. Báo đã phát huy rất tốt công nghệ và tính năng truyền thông đa phương tiện trên báo in, báo điện tử, truyền hình.

Báo cũng đã chủ động sản xuất các chương trình podcast, talkshow, livestream thành công một số sự kiện văn hóa, kinh tế, thể thao quan trọng của tỉnh… Qua đó, truyền tải thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác, nhận được phản hồi tích cực của độc giả.

Anh Nguyễn Văn Toàn (phường Hoa Lư, TP. Pleiku) chia sẻ: “Với một chiếc điện thoại có kết nối internet, tôi có thể xem tin tức của Báo Gia Lai trên các nền tảng mạng xã hội như Zalo, Facebook, YouTube… Các bài báo được trình bày đa phương tiện, hình ảnh nhiều hơn, kèm ghi âm, video phỏng vấn trực tiếp nhân vật hay phản ánh đời sống người dân ở những nơi bạn đọc không thể tới khiến thông tin có độ chính xác, tin cậy, hấp dẫn. Sự thay đổi này đã đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng bạn đọc, nhất là những người trẻ như tôi”.

Gần gũi hơn là sự chuyển đổi số trong hoạt động thể thao. Trước kia, khi có giải chạy, những người tham gia thường đăng ký thủ công qua nhiều thủ tục giấy tờ. Nhưng hiện nay, hầu hết đều dễ dàng đăng ký online. Việc ghi nhận thành tích cũng được thực hiện theo chiptime (chip điện tử gắn theo số bib, thành tích), nhận hình ảnh kỷ niệm theo nhận diện số bib cũng như khuôn mặt.

Công ty TNHH Giải pháp sự kiện và Thể thao Tâm Nguyễn là đơn vị đầu tiên tại Gia Lai vận hành các giải chạy theo hình thức này. Anh Nguyễn Thanh Tâm-Giám đốc Công ty-chia sẻ: “Từ khi áp dụng giải pháp công nghệ, các giải chạy thu hút người tham gia đông hơn rất nhiều so với hình thức cũ. Thành tích của vận động viên được đánh giá nhanh chóng, chính xác hơn”.

Chuyển đổi toàn diện

vn-thay.jpg
Các giải chạy bộ được vận hành theo mô hình mới thu hút đông đảo chân chạy tham gia. Ảnh: Văn Ngọc

Gia Lai đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và huy động sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị để đẩy mạnh chuyển đổi số. Công tác chuyển đổi số của tỉnh trong năm 2024 tiếp tục ghi nhận những kết quả tích cực. Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, quá trình chuyển đổi số của tỉnh còn chậm so với các địa phương trong cả nước.

Ông Đặng Quang Khanh-Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông-cho biết: “Chuyển đổi số được xác định trên 3 trụ cột chính: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và 3 yếu tố này liên quan chặt chẽ đến nhau. Để đẩy mạnh chuyển đổi số, tỉnh xác định ưu tiên lấy chính quyền số dẫn dắt cho kinh tế số và xã hội số. Ngược lại, khi mọi người dân được “xóa mù số”, hiểu, tiếp cận và sử dụng thành thạo công nghệ số xuất phát từ nhu cầu sẽ tạo ra xã hội số, đồng thời thúc đẩy kinh tế số phát triển”.

Với quyết tâm đẩy mạnh chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột, cuối năm 2024, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án chuyển đổi số đến năm 2025. Theo đó, tỉnh tập trung triển khai 8 giải pháp trọng tâm để đạt mục tiêu đề ra gồm: chuyển đổi nhận thức; xây dựng cơ chế, chính sách và nhân lực phục vụ quá trình chuyển đổi số; phát triển hạ tầng, ứng dụng, nền tảng số và phát triển dữ liệu số; bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng; phát triển chính quyền số và đô thị thông minh; phát triển kinh tế số; phát triển xã hội số.

Đồng thời, tập trung ưu tiên chuyển đổi số trong các lĩnh vực: y tế, giáo dục và đào tạo, du lịch, giao thông-vận tải và hạ tầng logistics, tài nguyên và môi trường, nông nghiệp và PTNT, hệ thống thông tin cơ sở.

Có thể bạn quan tâm

Đại tá Lê Kim Giàu-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh (thứ 4 từ phải sang) tặng quà và chúc Tết Đội K52. Ảnh: V.H

Tết của người lính K52 trên đất Campuchia

(GLO)- Trong khi bao gia đình rộn ràng đón Tết Ất Tỵ 2025 thì cán bộ, chiến sĩ Đội K52 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) lại lên đường sang Campuchia làm nhiệm vụ. Dù xa nhà nhưng họ vẫn có cái Tết ấm cúng cùng đồng đội và người dân nước bạn.

Kể chuyện văn hóa Jrai qua chiếc gùi mộc

E-magazineKể chuyện văn hóa Jrai qua chiếc gùi mộc

(GLO)- Hầu hết các già làng đều cho rằng gùi mộc mang vẻ đẹp nguyên sơ, thuần khiết, là tiền thân của những chiếc gùi hoa văn mang tính thẩm mỹ cao. Vậy nhưng, những người có thể làm ra được gùi mộc nguyên bản trong cộng đồng hiện nay khá hiếm.

Cây trong vườn Bác

Cây trong vườn Bác

(GLO)- Sinh thời, Bác Hồ rất quan tâm đến việc xây dựng và bảo vệ môi trường tự nhiên trong lành và nâng cao đời sống cho người dân. Người chọn việc trồng cây là điểm xuất phát để bảo vệ môi trường và kêu gọi mọi người ra sức trồng cây, gây rừng.

Thẳm sâu miền Tết

Thẳm sâu miền Tết

(GLO)- Ngay lối về nhà tôi, xuyến chi đã bung sắc hai bên đường. Mùi hương trầm loang trong gió xa. Thoảng trong gió, vị mứt gừng cay nồng lên những ngày cuối năm.

50 năm nhìn lại một tháng ba

50 năm nhìn lại một tháng ba

(GLO)- Cuối tháng 3-1975, toàn bộ Tây Nguyên được giải phóng. Đó là những khởi đầu để cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt và kết thúc thắng lợi bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đưa dân tộc ta bước sang một trang sử mới độc lập, tự do.

Độc đáo nơi đón tết hai miền

Độc đáo nơi đón tết hai miền

Từ lâu, văn hóa Tết Nguyên đán đã mang đậm nét truyền thống hai miền Nam, Bắc. Tuy thế, vẫn có những địa phương mà văn hóa ngày tết là những nét giao thoa hài hòa của cả hai miền. Đón tết ở nơi này khiến nhiều bạn trẻ thích thú.

Nữ kiến trúc sư đam mê nghệ thuật tạo hình

E-magazineNữ kiến trúc sư đam mê nghệ thuật tạo hình

(GLO)- Với đôi tay khéo léo và khả năng sáng tạo, kiến trúc sư Nguyễn Thị Kiên Giang (SN 1988, tổ 7, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã biến những thỏi đất sét, tấm nhựa composite thành sản phẩm trang trí nội thất, được nhiều khách hàng ưa chuộng.

Du Xuân trên đỉnh Chư Đang Ya

Du Xuân trên đỉnh Chư Đang Ya

(GLO)- Ngày Tết, hầu hết đều chọn đến những điểm vui chơi náo nhiệt trong các chuyến du Xuân. Song nhiều người chọn hòa mình vào thiên nhiên và núi lửa Chư Đang Ya (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là một trong những điểm đến ưa thích.

Rộn ràng không khí đón xuân ngày mùng 3 Tết

Rộn ràng không khí đón xuân ngày mùng 3 Tết

(GLO)- Dưới tiết trời nắng đẹp, có chút se lạnh trong ngày mùng 3 Tết, khắp nơi trên địa bàn tỉnh Gia Lai, người người nô nức thăm thú, vui chơi để tận hưởng trọn vẹn không khí đầu năm mới. Người nô nức du xuân, chúc Tết thầy cô, người lo sửa soạn mâm cúng đưa ông bà, tổ tiên.

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

(GLO)- "Xuân dậy thì" của tác giả Vân Phi mang đến những xúc cảm thanh tân về mùa xuân và tình yêu, đưa chúng ta vào không gian tràn đầy sức sống của một buổi sáng quê hương. Mùa xuân được nhen lên trên từng chồi non lộc biếc, và mùa xuân cũng bắt đầu khi tình yêu có những hồi đáp ngọt ngào...

Bình dị ngày Tết ở làng

Bình dị ngày Tết ở làng

(GLO)- Không rộn ràng, tấp nập, mùng 3 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc xã Ia Băng (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) nhẹ nhàng, bình dị song vẫn đong đầy yêu thương.

Tự hào là người đảng viên

Tự hào là người đảng viên

(GLO)- Tuổi đời có khác nhau, song ở họ có điểm chung đều là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Với niềm vinh dự, tự hào là người đảng viên, họ luôn nêu cao tinh thần tiên phong, gương mẫu, “nói đi đôi với làm” và cống hiến hết mình vì mục tiêu chung.

Hoàn thành thi công quốc lộ 19

Hoàn thành tiến độ thi công, phục vụ người dân

(GLO)- Những ngày đầu năm 2025, các đơn vị thi công dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (cải tạo, nâng cấp quốc lộ 19-đoạn qua địa bàn tỉnh Gia Lai) đã huy động nhân lực, máy móc gấp rút hoàn thiện các hạng mục còn lại của dự án.

Ăn Tết ở làng họa sĩ Xu Man

Ăn Tết ở làng họa sĩ Xu Man

(GLO)- Năm thứ 2 lên Gia Lai làm việc, gần Tết, họa sĩ Xu Man từ làng lên cơ quan lĩnh chế độ, tôi giúp ông cột đầy một xe đạp, đủ thứ trên cái xe tòng tọc, được cột thêm mấy thanh tre cho chắc chắn. Xong xuôi, ông xoa tay, thay vì chào nhau ông cười móm mém: Hùng về làng ăn Tết với chú!

“Vua” chim màu Tây Nguyên

“Vua” chim màu Tây Nguyên

(GLO)- Nhiều người trong giới chơi chim ở Việt Nam và một số nước Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore… biết đến Hoàng Huy (phường An Tân, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai). Câu chuyện của Huy tựa như cổ tích mà trong đó chất chứa bao buồn vui cuộc đời để có được như hôm nay.

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

(GLO)- Di sản địa-văn hóa Tây Nguyên là tài sản vô giá của quốc gia, góp phần tạo nên sự đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Việc bảo tồn, phát huy giá trị nguồn tài nguyên di sản này đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, cấp bách không những cho thế hệ hôm nay mà cả mai sau.