“Kiến trúc sư” buôn làng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhà sàn là kiến trúc đặc trưng của người Jrai. Để xây dựng một ngôi nhà sàn truyền thống thì không thể không nhắc đến những “kiến trúc sư” của buôn làng.

Khi đến thăm buôn Plei Kual (xã Ia Yeng, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), chúng tôi rất ấn tượng trước những ngôi nhà sàn khang trang, vững chắc, có sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà sàn rộng rãi, thoáng mát, “kiến trúc sư” Rmah Jon chia sẻ về quá trình làm nghề của mình.

Ông cho biết: Hồi còn trẻ, ông theo chân những thợ giỏi trong làng để học nghề và cùng họ dựng những ngôi nhà sàn ở nhiều buôn làng. Ông chịu khó quan sát và học hỏi kỹ thuật dựng nhà sàn truyền thống. Sau nhiều năm làm việc, ông đứng ra thành lập nhóm thợ xây dựng nhà sàn gồm 7 người, trong đó, ông là thợ chính khi đảm nhận cả việc thiết kế và thi công.

kien-truc-su-buon-lang-dd.jpg
Ông Rmah Jon là thợ xây dựng nhà sàn nổi tiếng ở xã Ia Yeng, huyện Phú Thiện. Ảnh: R.H

“Ban đầu, tôi nhận thi công nhà sàn của người dân trong làng. Từ năm 1994 đến nay, tôi cùng nhóm thợ nhận thi công hàng trăm ngôi nhà sàn ở nhiều huyện trong tỉnh như: Phú Thiện, Krông Pa, Kông Chro, Đak Pơ và huyện Ea Hleo, tỉnh Đắk Lắk”-ông Jon bộc bạch.

Theo ông Jon, công việc dựng nhà sàn đòi hỏi phải có tay nghề cao, sức khỏe tốt và sự khéo léo. Ngoài ra, số gỗ nguyên liệu cần đến khá lớn nên trong quá trình dựng nhà thì việc đo đạc, tính toán phải chính xác. Đặc biệt, công đoạn đục đẽo, xẻ gỗ, chạm khắc hoa văn và lắp ráp đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ, cẩn trọng để đảm bảo rằng mọi chi tiết từ khung xương, nền móng đến mái nhà đều vừa vặn, chắc chắn và phù hợp. Nếu không tính toán đúng sẽ dễ dẫn đến việc thiếu hụt vật liệu hoặc lãng phí gỗ.

“Nghề xây dựng nhà sàn thường xuyên phải làm việc ngoài trời và trên cao nên đối mặt với nhiều nguy hiểm. Nếu không yêu nghề thì khó gắn bó lâu dài. Thu nhập từ nghề này đã giúp tôi có cuộc sống khấm khá, mua sắm xe cộ, xây dựng ngôi nhà khang trang và nuôi dạy con cái ăn học đầy đủ”-ông Jon bày tỏ.

Tương tự, ông Siu Kút (làng Blôm, xã Kim Tân, huyện Ia Pa) cũng là thợ có nhiều kinh nghiệm trong việc làm nhà sàn. Theo ông Kút, dựng nhà sàn là một công việc vô cùng trọng đại đối với gia chủ. Do đó, trong quá trình làm việc, ông Kút luôn tư vấn cho gia chủ để lựa chọn mẫu nhà sàn phù hợp, đồng thời làm việc bằng cái tâm và tinh thần trách nhiệm cao.

kien-truc-su-buon-lang-2.jpg
Ngôi nhà sàn khang trang, vững chắc kết hợp giữa truyền thống và hiện đại của gia đình ông Rmah Jon. Ảnh: R.H

Cũng theo ông Kút, trước đây, người thợ chủ yếu sử dụng rìu, bào, đục để dựng nhà sàn. Điều đó khiến quá trình thi công tốn rất nhiều thời gian, công sức. Sau khi tích góp tiền bạc, ông đầu tư mua sắm các máy móc hiện đại phục vụ công việc, từ đó giảm bớt sự vất vả và thời gian hoàn thành công trình. Bình quân mỗi năm, ông nhận thi công 5-6 ngôi nhà sàn.

Hiện nay, người dân thường chọn mẫu nhà sàn theo hướng hiện đại với kiểu mái Thái, thậm chí có gia đình làm nhà sàn 2 tầng. Chi phí nhân công được tính theo số gian, dao động từ 4 triệu đến 7,5 triệu đồng/gian. Riêng các hạng mục như: cầu thang, lan can, cửa sổ, cửa chính được thi công riêng với mức giá khác nhau. Tùy thuộc vào kết cấu, diện tích của ngôi nhà, thời gian hoàn thành từ 1 đến 2 tháng.

“Ngày trước, tôi theo phụ việc các ông, các chú trong làng để học hỏi kỹ thuật làm nhà sàn. Chính những trải nghiệm này đã giúp tôi tích lũy được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu về nghề. Trong quá trình làm việc, tôi luôn chia sẻ kinh nghiệm cho mọi người, giúp đỡ các thợ trẻ hiểu và tiếp cận những kiến thức cần thiết để làm nghề truyền thống. 2 đứa con trai của tôi đang tiếp nối, phát triển nghề truyền thống của gia đình. Cũng có nhiều người học từ tôi đến nay trở thành thợ giỏi”-ông Kút tâm sự.

Hiện nay, nhiều người dân Jrai đã chuyển sang ở nhà xây. Tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn duy trì nếp nhà sàn truyền thống. Chính vì vậy, những thợ chuyên làm nhà sàn không chỉ đáp ứng nhu cầu về xây dựng mà còn góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc.

Trò chuyện với chúng tôi, anh Nay Sơn (làng Blôm) chia sẻ: “Thợ dựng nhà sàn được người Jrai rất quý trọng. Mỗi khi dựng xong một ngôi nhà, tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình, người Jrai sẽ đốt heo, bò để thết đãi cánh thợ.

Tháng 4-2018, tôi quyết định mời ông Kút dựng nhà sàn cho gia đình. Sau 2 tháng thi công, ngôi nhà 2 tầng với 9 gian được hoàn thành. Số tiền chi trả toàn bộ vật liệu và nhân công lên đến 300 triệu đồng. Đến nay, ngôi nhà của gia đình tôi vẫn bền chắc, không bị hư hại gì cả”.

Có thể bạn quan tâm

Bắt nhịp chuyển đổi số

Bắt nhịp chuyển đổi số

(GLO)- Với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, chuyển đổi số đã đi vào mọi ngóc ngách của đời sống xã hội. Các đơn vị, doanh nghiệp và người dân Gia Lai đang tận dụng những tiện ích của việc số hóa để phục vụ đời sống và tăng tốc phát triển.

Núi lửa Rainier được bao quanh bởi Công viên Quốc gia Rainier. Ảnh: SGGPO

Sang Washington State nghịch tuyết trên núi Rainier

(GLO)- Từ trung tâm TP. Seattle (bang Washington, Hoa Kỳ), chúng tôi đi ô tô mất 2 giờ mới đến được chân núi thuộc Công viên Quốc gia Rainier, cao nhất trong dãy Cascade. Với độ cao hơn 4.300 m quanh năm tuyết phủ, Rainier là đỉnh núi băng giá nhất nước Mỹ.

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

(GLO)- Bài thơ "Lời hẹn" của Sơn Trần không chỉ mô tả vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn là những hẹn ước, kỳ vọng về sự trở về, đoàn tụ, gắn kết. Hình ảnh trong thơ vừa thực tế, vừa thi vị, mang đến cho người đọc cảm nhận ấm áp về tình yêu quê hương, về sự đổi thay tươi đẹp của đất trời vào xuân.

Du lịch bay trên “đôi cánh” điện ảnh

E-magazineDu lịch bay trên “đôi cánh” điện ảnh

(GLO)- Ngay khi nghe tin bộ phim truyện điện ảnh “Lạc rừng” sẽ được bấm máy tại Gia Lai vào tháng 8-2025, công chúng nơi đây đã rất háo hức, mong chờ. Là bởi, quê hương mình, xứ sở mình sẽ xuất hiện trong những thước phim tuyệt đẹp của một dự án phim đình đám.

Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa tặng 2 triệu cây xanh cho tỉnh Gia Lai. Ảnh: M.T

Sắc xuân trên vùng nguyên liệu mía Đông Nam Gia Lai

(GLO)- Những ngày cuối năm Giáp Thìn 2024, vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai (AgriS Gia Lai) rộn vang tiếng cười của người dân và nhân công thu hoạch khi giá mía tiếp tục duy trì ở mức cao giúp nông dân có lợi nhuận khá.

Đại tá Lê Kim Giàu-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh (thứ 4 từ phải sang) tặng quà và chúc Tết Đội K52. Ảnh: V.H

Tết của người lính K52 trên đất Campuchia

(GLO)- Trong khi bao gia đình rộn ràng đón Tết Ất Tỵ 2025 thì cán bộ, chiến sĩ Đội K52 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) lại lên đường sang Campuchia làm nhiệm vụ. Dù xa nhà nhưng họ vẫn có cái Tết ấm cúng cùng đồng đội và người dân nước bạn.

Thẳm sâu miền Tết

Thẳm sâu miền Tết

(GLO)- Ngay lối về nhà tôi, xuyến chi đã bung sắc hai bên đường. Mùi hương trầm loang trong gió xa. Thoảng trong gió, vị mứt gừng cay nồng lên những ngày cuối năm.

50 năm nhìn lại một tháng ba

50 năm nhìn lại một tháng ba

(GLO)- Cuối tháng 3-1975, toàn bộ Tây Nguyên được giải phóng. Đó là những khởi đầu để cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt và kết thúc thắng lợi bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đưa dân tộc ta bước sang một trang sử mới độc lập, tự do.

Độc đáo nơi đón tết hai miền

Độc đáo nơi đón tết hai miền

Từ lâu, văn hóa Tết Nguyên đán đã mang đậm nét truyền thống hai miền Nam, Bắc. Tuy thế, vẫn có những địa phương mà văn hóa ngày tết là những nét giao thoa hài hòa của cả hai miền. Đón tết ở nơi này khiến nhiều bạn trẻ thích thú.

Nữ kiến trúc sư đam mê nghệ thuật tạo hình

E-magazineNữ kiến trúc sư đam mê nghệ thuật tạo hình

(GLO)- Với đôi tay khéo léo và khả năng sáng tạo, kiến trúc sư Nguyễn Thị Kiên Giang (SN 1988, tổ 7, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã biến những thỏi đất sét, tấm nhựa composite thành sản phẩm trang trí nội thất, được nhiều khách hàng ưa chuộng.

Thơ Ngô Thanh Vân: Xuân về trên bazan

Thơ Ngô Thanh Vân: Xuân về trên bazan

(GLO)- "Xuân về trên bazan" của tác giả Ngô Thanh Vân tái hiện vẻ đẹp của mùa xuân, của sự đổi mới và hy vọng. Những hình ảnh "mầm non ngậm giọt sương mai", "lá hát điều gì mê say trong gió"... mang đến cảm giác thanh thoát, nhẹ nhàng, như làn sóng dịu êm của thiên nhiên đón chào một mùa xuân mới.

Xuất khẩu cà phê vững “ngôi vương”

Xuất khẩu cà phê vững “ngôi vương”

(GLO)- Năm 2024, cà phê tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu trong các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai với sản lượng 210.000 tấn, kim ngạch đạt 620 triệu USD, tăng 26,53% so với năm trước và thị trường xuất khẩu được mở rộng ra 50 quốc gia.

Du Xuân trên đỉnh Chư Đang Ya

Du Xuân trên đỉnh Chư Đang Ya

(GLO)- Ngày Tết, hầu hết đều chọn đến những điểm vui chơi náo nhiệt trong các chuyến du Xuân. Song nhiều người chọn hòa mình vào thiên nhiên và núi lửa Chư Đang Ya (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là một trong những điểm đến ưa thích.

Bình dị ngày Tết ở làng

Bình dị ngày Tết ở làng

(GLO)- Không rộn ràng, tấp nập, mùng 3 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc xã Ia Băng (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) nhẹ nhàng, bình dị song vẫn đong đầy yêu thương.

Tự hào là người đảng viên

Tự hào là người đảng viên

(GLO)- Tuổi đời có khác nhau, song ở họ có điểm chung đều là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Với niềm vinh dự, tự hào là người đảng viên, họ luôn nêu cao tinh thần tiên phong, gương mẫu, “nói đi đôi với làm” và cống hiến hết mình vì mục tiêu chung.

Hoàn thành thi công quốc lộ 19

Hoàn thành tiến độ thi công, phục vụ người dân

(GLO)- Những ngày đầu năm 2025, các đơn vị thi công dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (cải tạo, nâng cấp quốc lộ 19-đoạn qua địa bàn tỉnh Gia Lai) đã huy động nhân lực, máy móc gấp rút hoàn thiện các hạng mục còn lại của dự án.