Xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tại Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai vừa ban hành kế hoạch số 99/KH-SVHTTDL về xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ tư trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Đây là hoạt động nhằm tôn vinh những cá nhân là người Việt Nam trên địa bàn tỉnh có phẩm chất đạo đức tốt; có kỹ năng đặc biệt xuất sắc, tiêu biểu cho loại hình di sản văn hóa phi vật thể được tôn vinh; có công lớn trong sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; truyền dạy cho cá nhân khác cùng tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản mà bản thân nắm giữ.

9cff9168f2394a671328-8586-9150.jpg
Nghệ nhân Ưu tú Đinh Thị Hiền (làng Kgiang, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho con gái. Ảnh: LamNguyên

Theo kế hoạch trên, hoạt động tổ chức xét tặng phải đảm bảo đúng nguyên tắc, đối tượng, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ quy định tại Nghị định số 93/2023/NĐ-CP ngày 25-12-2023 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân (NNND), Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

Cụ thể, cá nhân được xét tặng là người Việt Nam đang nắm giữ, thực hành, truyền dạy và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thuộc các loại hình: Tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội và tín ngưỡng; lễ hội truyền thống; tri thức dân gian; nghề thủ công truyền thống.

Hồ sơ hoàn thiện của cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu NNND, NNƯT trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể (thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 93 của Chính phủ) gửi về bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Gia Lai từ ngày 9-12-2024 đến ngày 17-12-2024.

Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ; tổng hợp danh sách nghệ nhân, đăng công báo; lấy ý kiến cộng đồng tại địa phương các nghệ nhân. Tiếp đó, Sở sẽ đề xuất UBND tỉnh thành lập Hội đồng cấp tỉnh để thẩm định, hoàn thiện hồ sơ theo quy định gửi Hội đồng cấp Bộ trong tháng 3-2025.

Sau khi có quyết định của Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu NNND, NNƯT trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ tư, UBND tỉnh sẽ tổ chức lễ trao tặng danh hiệu và thực hiện các chính sách khen thưởng theo quy định.

Hiện toàn tỉnh có 32 NNƯT được Chủ tịch nước vinh danh qua 3 đợt tổ chức xét tặng danh hiệu NNND, NNƯT trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

Có thể bạn quan tâm

Ông từ giữ đình cứu sống cây đa cổ thụ

Ông từ cứu sống cây đa cổ thụ ở An Khê đình

(GLO)- Vô tình bị lửa “thiêu”, cây đa cổ thụ phía sau An Khê đình (Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo, phường An Khê) suy yếu dần, có nguy cơ bị chết. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông Ngô Văn Đường-Câu đình (người trông giữ, hương khói đình làng) đã cứu sống cây đa này.

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Để chào đón thời khắc đặc biệt của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ cao cả với vai trò, vị thế là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ mà người đứng đầu hệ thống Mặt trận đã tin tưởng giao phó; kể từ tháng 7.2025, Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới.
Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Gánh cá của mẹ

Gánh cá của mẹ

(GLO)- Sáng sớm, khi chú gà trống choai cất tiếng gáy đầu tiên hòa vào tiếng thuyền chài khua nước ngoài sông, mẹ đã thức dậy. Bên ánh lửa bập bùng từ bếp củi, mẹ lặng lẽ chuẩn bị cho một ngày ra chợ. Hôm nay, mẹ lại gánh cá ra chợ huyện.

Khoảng trời quê

Khoảng trời quê

Mẹ vợ tôi, bà ngoại của 2 con trai của tôi, luôn miệng thắc mắc, ở thành phố lạ nhỉ, lúc nào cũng đông như mắc cửi và đèn điện như sao xa.

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

null