Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Các nghệ nhân ưu tú trong cộng đồng Bahnar, Jrai đã cùng gặp nhau tại phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) để truyền dạy văn hóa phi vật thể cho thế hệ kế cận. Thay đổi không gian thực hành quen thuộc nhưng các nghệ nhân và truyền nhân vẫn đầy đam mê, luôn giữ lửa tình yêu với văn hóa dân tộc.

Cuộc gặp gỡ của những người tài hoa

Học viên gồm 40 người Bahnar và 10 người Jrai đến từ các buôn làng trong tỉnh. Không khó để nhận ra nhiều học viên là nghệ nhân tài hoa, mỗi người có khả năng ở một loại hình nhất định, từ đan lát, dệt thổ cẩm, tạc tượng đến hát dân ca. Nhưng khi được các nghệ nhân ưu tú bồi dưỡng thêm những tri thức, kỹ năng thực hành và truyền dạy lại các loại hình văn hóa phi vật thể này, mọi người đều đón nhận rất cởi mở.

Nghệ nhân Ưu tú Đinh Thị Hiền (bìa trái) và học viên trong lớp bồi dưỡng nghề dệt thổ cẩm. Ảnh: H.N

Nghệ nhân Ưu tú Đinh Thị Hiền (bìa trái) và học viên trong lớp bồi dưỡng nghề dệt thổ cẩm. Ảnh: H.N

Nghệ nhân Ưu tú Đinh Thị Hiền (huyện Kbang) phụ trách lớp dệt thổ cẩm với học viên đều là những người giỏi nghề ở các địa phương. Bà chia sẻ: “Học viên ai cũng có tay nghề giỏi, thành thạo nghề dệt với cách tạo hoa văn độc đáo. Vì vậy, mọi người đều học hỏi lẫn nhau chứ không có người nào làm thầy cả. Mình chia sẻ với chị em kinh nghiệm truyền dạy lại cho những người chưa biết, làm thế nào để hoa văn đẹp hơn. Hơn nữa, mình cũng muốn học viên luôn giữ được tình yêu và đam mê với nghề dệt, tham gia truyền dạy cho nhiều chị em để nghề truyền thống của ông bà luôn được gìn giữ, tiếp nối”.

Lớp dệt của nghệ nhân Đinh Thị Hiền có 1 học viên đặc biệt, đó là anh Đinh Hốt-chàng trai Bahnar đa tài ở làng Tpôn, xã Chơ Long, huyện Kông Chro. Lâu nay, nghề dệt vốn chỉ dành cho phụ nữ, nhưng chàng trai Bahnar sinh năm 1994 này cho biết, anh muốn nắm được kỹ thuật của nghề dệt để vừa đan lát, vừa dệt vải, góp phần bảo tồn di sản văn hóa của cha ông.

Anh chia sẻ: “Mình biết dệt được gần 4 năm rồi nhưng muốn tạo thêm hoa văn đặc trưng trên khố và áo dành cho nam giới. Tham gia lớp bồi dưỡng, mình học hỏi được rất nhiều từ các nghệ nhân khác”.

Chồng của Nghệ nhân Ưu tú Đinh Thị Hiền là Nghệ nhân Ưu tú Đinh Bi cũng tham gia hoạt động truyền dạy nghề đan lát đợt này. Kỹ thuật đan lát và tạo hoa văn của nghệ nhân Đinh Bi hoàn toàn chinh phục các học viên, khiến ai cũng háo hức muốn học hỏi tay nghề. Anh Rinh là nghệ nhân trẻ tài hoa của “làng đan gùi” Ngơm Thung nổi tiếng ở xã Ia Pết, huyện Đak Đoa.

Anh bày tỏ: “Mình là người Jrai nhưng cũng rất muốn học hỏi thêm hoa văn của người Bahnar để làm phong phú thêm các sản phẩm gùi. Nghệ nhân Ưu tú Đinh Bi có cách tạo hoa văn rất tỉ mỉ, độc đáo. Ông cũng nắm vững nhiều kiến thức về nghề truyền thống, hiểu rất rõ về cách chọn nguyên liệu. Đó đều là những điều rất hay mình cần phải học hỏi”.

Nghệ nhân Ưu tú Ksor Krôh (thứ 2 từ trái qua) hướng dẫn các học viên về kỹ thuật đẽo tượng nhà mồ. Ảnh: H.N

Nghệ nhân Ưu tú Ksor Krôh (thứ 2 từ trái qua) hướng dẫn các học viên về kỹ thuật đẽo tượng nhà mồ. Ảnh: H.N

Trong số 5 nghệ nhân ưu tú phụ trách các lớp bồi dưỡng, có duy nhất ông Ksor Krôh (huyện Chư Păh) là người Jrai, phụ trách lớp đẽo tượng. Ông cho biết: “Mình muốn những người đến đây từ các buôn làng không chỉ gìn giữ được kỹ thuật đẽo tượng mồ mà là giữ nghề mộc truyền thống. Bởi nghề này áp dụng được vào nhiều việc như làm nhà rông, nhà sàn, cây nêu… chứ không chỉ đẽo tượng mồ.

Xưa, các nghệ nhân chỉ có duy nhất chiếc rìu để làm, còn ngày nay thì các nghệ nhân có rất nhiều dụng cụ hỗ trợ. Vì vậy, công việc nhẹ nhàng hơn. Ai đến đây cũng muốn học hỏi được nhiều hơn, mọi người chia sẻ với nhau cách sử dụng rìu, rựa để làm cho sản phẩm đẹp và nhanh hơn”.

Khuyến khích nghệ nhân trao truyền vốn quý

Sau 3 đợt xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú thuộc lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, tỉnh Gia Lai có 32 cá nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú, thuộc các loại hình: nghệ thuật trình diễn dân gian, tri thức dân gian, tập quán xã hội và tín ngưỡng, ngữ văn dân gian. Trong đó, 8 nghệ nhân đã qua đời.

Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ các nghệ nhân ưu tú, người dân tộc thiểu số lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng, truyền dạy cho những người kế cận.

Năm 2023, Sở đã cấp kinh phí hỗ trợ cho 4 nghệ nhân ưu tú (2 người Bahnar, 2 người Jrai) gồm: A Lip-Nghệ nhân chỉnh chiêng (huyện Đak Đoa), Rơ Châm Tih-Nghệ nhân chế tác và sử dụng nhạc cụ dân tộc (huyện Ia Grai), Đinh Văn Hmưnh-Nghệ nhân truyền dạy cồng chiêng (huyện Kbang), Rơ Ô Bhung-Nghệ nhân thực hành lễ hội truyền thống, chỉnh chiêng và truyền dạy cồng chiêng (huyện Krông Pa). Những “báu vật nhân văn” này đã tổ chức nhiều lớp truyền dạy di sản văn hóa tại địa phương cho nhiều lượt thế hệ trẻ.

Nghện nhân Ưu tú Đinh Keo cùng cây đàn goog giúp các học viên cảm nhận vẻ đẹp của dân ca Bahnar. Ảnh: H.N

Nghện nhân Ưu tú Đinh Keo cùng cây đàn goog giúp các học viên cảm nhận vẻ đẹp của dân ca Bahnar. Ảnh: H.N

Ông Nguyễn Văn Hạnh-Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch: “Sở tổ chức lớp bồi dưỡng văn hóa phi vật thể do nghệ nhân ưu tú truyền dạy ở không gian Anna’s homestay nhằm tạo điều kiện để học viên có cơ hội trao đổi, tiếp thu kiến thức, kỹ năng thực hành di sản một cách thuận lợi, không bị chi phối bởi công việc hàng ngày. Hy vọng khi lớp bồi dưỡng kết thúc, các nghệ nhân ưu tú tiếp tục duy trì việc truyền dạy, hỗ trợ lớp trẻ tại địa phương trong học tập, thực hành di sản văn hóa truyền thống. Các học viên cũng sẽ duy trì thực hành di sản đã được học để ngày càng giỏi hơn và có thể truyền dạy lại cho người khác”.

Tại 5 lớp truyền dạy 4 loại hình đợt này (2 lớp đan lát, 1 lớp tạc tượng, 1 lớp dệt vải, 1 lớp hát dân ca), các nghệ nhân ưu tú có cơ hội chia sẻ những kỹ năng và tri thức cho những “hạt giống đỏ” về văn hóa truyền thống tại các buôn làng.

Nghệ nhân Ưu tú Đinh Keo-nguyên Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Kông Chro, người phụ trách lớp bồi dưỡng hát dân ca-cho biết: “Được Đảng và Nhà nước quan tâm nên việc trao truyền di sản văn hóa phi vật thể đang diễn ra rất tốt tại các địa phương. Tuy nhiên, loại hình dân ca, kể khan vẫn chưa đạt được kết quả như kỳ vọng. Các giá trị dân ca Jrai, Bahnar đang bị mai một, đặc biệt là kể khan hay khóc khan (thường thấy trong lễ bỏ mả, tiễn đưa người chết). Do những người biết các giá trị này trình độ dân trí có hạn, lại già cả nên không đủ trình độ và sức khỏe để truyền dạy”.

Mặc dù bị bệnh tim ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhưng Nghệ nhân Ưu tú Đinh Keo vẫn đầy tâm huyết khi tham gia lớp bồi dưỡng. Ông chia sẻ thêm: “Mình đã mang theo rất nhiều bài dân ca sưu tầm được những năm qua, cả những bài hát mang âm hưởng dân ca do mình sáng tác để truyền dạy cho học viên. Sau lớp bồi dưỡng, mình rất mong những người được học sẽ về truyền dạy lại cho nhiều người để chung tay giữ lấy những giá trị văn hóa đã sống cùng với bà con Bahnar, Jrai suốt bao đời nay”.

Có thể bạn quan tâm

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.