(GLO)-Nhờ chuyển đổi diện tích đất trồng mía, bắp kém hiệu quả sang trồng cây cào để ủ rượu cần, nhiều thành viên của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp xã Kông Pla (huyện Kbang) và một số hộ dân trên địa bàn xã đã cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống.
(GLO)- Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya đang tổ chức tại khu vực nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Đây không chỉ là dịp để du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của loài hoa dã quỳ, mà còn là cơ hội để thưởng thức những sản phẩm đặc trưng của địa phương.
(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.
(GLO)- Có nhiều yếu tố liên quan đến việc uống rượu cần của đồng bào Bahnar. Mỗi một yếu tố đều chứa đựng giá trị riêng, trong đó, chiếc kang uống rượu là vật nhằm đảm bảo sự công bằng giữa mọi người khi uống rượu.
Trong cái nắng hanh hao của trời Tây Nguyên đầy gió và sương, người ta có thể mê đắm nhiều thứ, có thể chếnh choáng trong ngập tràn men say rượu cần. Thế nhưng, ở một góc trời khác, lại có những người chọn đón lộc mùa xuân bằng những chuyến xông rừng.
(GLO)- Rượu cần là thức uống của người Bahnar ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) dùng thết đãi khách quý và sử dụng vào dịp lễ hội quan trọng. Hiện, nhiều người trẻ ở Kbang đã đưa rượu cần thành sản phẩm hàng hóa, mang lại thu nhập cho gia đình, cộng đồng dân làng.
(GLO)- Ngày 1-11, Hội đồng đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2023. Tham gia đánh giá có đại diện một số sở, ngành liên quan của tỉnh, các chủ thể có sản phẩm được đánh giá.
Cho đến bây giờ, chưa có nhà nghiên cứu văn hoá nào cất công nghiên cứu “Văn hóa rượu cần“ ở Tây Nguyên một cách đầy đủ như là một công trình nghiên cứu sâu sắc nhất, đúng nghĩa nhất.
Hưởng ứng phong trào “Thanh niên lập thân, lập nghiệp“ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, chị H'Blây Niê, Bí thư Đoàn Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Krông Pắc quyết định khởi nghiệp với nghề làm rượu cần truyền thống của người Êđê.
(GLO)- Tùy theo phong tục và sở thích, mỗi dân tộc ở Tây Nguyên lại có một công thức chế biến rượu cần mang hương vị đặc trưng riêng. Với người Bahnar ở huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai), hạt bo bo là nguyên liệu không thể thiếu cho một ghè rượu ngon, được họ trân quý và bảo tồn qua nhiều thế hệ.
Giữa thời tiết nắng hạn, ba già làng bưng mâm lễ vật gồm một con gà đã được nướng chín, nhúm gạo, muối đặt trên lá chuối lên nhà rông, bên góc nhà rông đặt sẵn một ghè rượu, và lễ cầu mưa bắt đầu.
Với người Ma Coong, lễ hội đập trống mới được xem là cái “Tết“ truyền thống, thế nhưng những năm gần đây, người Ma Coong dần hòa nhịp với cuộc sống miền xuôi. Đồng bào nơi đây cũng bắt đầu ăn Tết cổ truyền, cũng có cây nêu, cờ Tổ quốc và rượu cần trong 3 ngày Tết.
(GLO)- Cũng như các dân tộc khác sinh sống ở đại ngàn Tây Nguyên, mùa xuân với người Bahnar ở làng Đê Tul (xã Đak Sơ Mei, huyện Đak Đoa) cũng là mùa của chinh chiêng, mùa
Trở về từ cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới 2018, Hoa hậu H'Hen Niê được người dân buôn Sứt M'Đưng, huyện Cư M'gar (tỉnh Đắk Lắk) tổ chức đốt lửa trại, uống rượu cần trong đêm...