Đắk Lắk yêu cầu làm rõ việc phụ huynh "tố" 2 thầy giáo dạy thêm môn... võ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu Sở GD-ĐT làm rõ đơn phản ánh cho rằng 2 giáo viên tổ chức dạy thêm môn võ trong trường và thu tiền không đúng quy định.

Chiều 11-7, ông Lê Văn Thọ, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Đăng Lưu (xã Pơng Đrang, tỉnh Đắk Lắk), cho biết Sở GD-ĐT đã có chỉ đạo nhà trường xác minh đơn thư phản ánh của phụ huynh.

Trước đó, bà Đ.T.Y. (có con đang học tại Trường THPT Phan Đăng Lưu) gửi đơn đề nghị cơ quan chức năng xác minh, xử lý vụ việc 2 thầy giáo dạy thể dục của trường tổ chức dạy thêm môn võ với nhiều khuất tất, gây bức xúc cho nhiều phụ huynh.

dak-lak.jpg
Trường THTP Phan Đăng Lưu nơi phụ huynh "tố" thầy giáo dạy thêm môn võ và thu tiền không đúng quy định.

Theo đơn, bà Y. cho rằng 2 thầy giáo này tổ chức dạy thêm môn võ ngay trong trường với mức phí 2 triệu đồng/em/năm (chưa kể tiền mua đồ). Điều đáng nói, nếu học sinh nào đăng ký đi học thêm môn võ thì sẽ được "đặc cách" đánh giá môn thể dục đạt và ngược lại. Nhiều học sinh và phụ huynh cũng phản ánh chỉ cần đóng tiền chứ không cần đi học võ buổi nào. Bà Y. cũng cho rằng nhiều gia đình đông con, hoàn cảnh khó khăn nên việc phải đóng thêm tiền học thêm môn võ sẽ đẩy họ vào cảnh khó khăn.

"Tôi làm đơn đề nghị cơ quan chức năng làm rõ việc trường tổ chức dạy võ và thu tiền học sinh như vậy có đúng hay không? Việc đánh giá kết quả học môn thể dục dựa vào việc có đăng ký đi học võ có đúng hay không? Việc thu tiền học võ 1 học sinh 2 triệu đồng và các khoản khác nhưng không có phiếu thu đúng hay không?..." trong đơn bà Y. đề nghị.

Trao đổi với phóng viên, nhiều phụ huynh có con em đang học tại Trường THPT Phan Đăng Lưu cũng thể hiện sự bức xúc liên quan đến việc tổ chức dạy thêm môn võ.

Một phụ huynh cho rằng việc này đã tồn tại từ nhiều năm nay, phụ huynh rất bức xúc nhưng không ai dám lên tiếng vì sợ ảnh hưởng đến con cái. "Tôi có 2 con đều học tại Trường THPT Phan Đăng Lưu nên việc này tôi nắm rất rõ. Một cháu đã ra trường và đăng ký học môn võ suốt 3 năm nhưng chẳng biết tí võ nào vì không cần học mà mục đích để môn thể dục được đánh giá đạt" – phụ huynh này nói.

Một phụ huynh khác tiếp lời rằng con ông cao hơn 1,7m, cơ thể khỏe mạnh nhưng học kỳ 1 không đăng ký học thêm môn võ nên môn thể dục không đạt. Biết sự việc, sang học kỳ 2, ông đã đóng tiền cho con học võ nên môn thể dục đạt.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Lê Văn Thọ xác nhận 2 thầy dạy thể dục có tổ chức dạy thêm môn võ trong sân trường, ngoài giờ hành chính.

2gd.jpg
Hiệu trưởng thừa nhận các thầy giáo dạy thêm trong trường nhưng nhà trường không chỉ đạo, hay thu lợi gì.

Tuy nhiên, ông Thọ cho rằng việc dạy môn võ và thu tiền là do các thầy tự thỏa thuận với các học sinh, nhà trường không chỉ đạo hay thu lợi gì. Sau khi có phản ánh, nhà trường sẽ không cho phép dạy môn võ trong trường nữa để tránh điều tiếng.

Ông Thọ cũng giải thích, nếu điểm các môn đủ xếp loại giỏi nhưng môn thể dục không đạt thì bị kéo xuống 1 bậc.

Cũng theo ông Thọ, sau khi nhận được đơn, nhà trường đã mời các em học sinh đến làm rõ nhưng do đang thời gian nghỉ hè nên chỉ có khoảng 10 em đến trường. Riêng lớp có phụ huynh phản ánh thì không có em nào lên. Nhà trường đã soạn phiếu, trích nội dung phản ánh của bà Y. để hỏi các em thì có em đánh vào ô "có", có em đánh ô "không".

Tuy nhiên, ông Thọ cho rằng nội dung đơn phản ánh của bà Y. có nhiều vấn đề không đúng sự thật. Ví dụ, đơn phản ánh em nào học thêm môn võ thì không cần thi thể dục vẫn đậu và không đi học thêm thì thể dục sẽ không đạt là không đúng.

"Hiện nhà trường đang tiếp tục xác minh, dự kiến chủ nhật này sẽ có kết quả" – ông Thọ nói.

Chậm thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh?

Ngày 19-6, UBND tỉnh Đắk Lắk đã có phiếu chuyển đơn kiến nghị, phản ánh của bà Đ.T.Y. gửi Sở GD-ĐT tỉnh này.

Theo đó, ngày 13-6, UBND tỉnh nhận được đơn của bà Y. phản ánh 2 thầy giáo tại Trường THPT Phan Đăng Lưu tổ chức dạy thêm môn võ tại trường và thu tiền không đúng quy định. UBND tỉnh Đắk Lắk chuyển đơn đến Sở GD-ĐT để kiểm tra, giải quyết theo quy định và thông báo kết quả về UBND tỉnh.

Tuy nhiên, đến ngày 9-7, ông Lê Văn Thọ cho biết chưa nhận được chỉ đạo và Sở GD-ĐT chưa về xác minh.

Theo Cao Nguyên (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

null