TN - Đất & Người

Infographic Về biển Đắk Lắk xem ngư dân câu được cá ngừ đại dương 60kg

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trở về đất liền sau chuỗi ngày dài đánh bắt trên biển, ngư dân cảng cá Đông Tác (phường Phú Yên, tỉnh Đắk Lắk) phấn khởi 'vác' cá ngừ đại dương lên bờ.

Về biển Đắk Lắk xem ngư dân câu được cá ngừ đại dương 60kg

Những ngày này, cảng cá Đông Tác (phường Phú Yên, tỉnh Đắk Lắk) rộn ràng hơn bao giờ hết khi hàng loạt tàu câu cá ngừ đại dương lần lượt cập bến. Đây là chuyến biển tháng Năm âm lịch, kết thúc chuỗi ngày dài lênh đênh đánh bắt xa bờ.

Sau hơn 20 ngày lênh đênh trên biển, tàu cá của ông Nguyễn Phước Nguyện (SN 1970, ở phường Phú Yên) cập bến mang về 30 con cá ngừ đại dương. Với giá bán cá ngừ đại dương 100.000 đồng/kg, ông Nguyện lãi hơn 10 triệu sau khi trừ các chi phí và chia cho bạn thuyền.

Ông Nguyện cho biết, chuyến biển giữa năm 2025 khá thuận lợi với biển êm gió nhẹ. Sản lượng khai thác được như kỳ vọng đề ra.

“Chi phí tăng từ dầu, công lao động cho đến lương thực, thực phẩm nhưng giá cá bán ra không tăng nên lợi nhuận không nhiều” ông Nguyện chia sẻ.

Trung bình mỗi con cá ngừ nặng 35-50 kg, có con nặng trên 65 kg. Giá bán cho thương lái mua tại cảng là 100.000 đồng/kg.

Vừa cập bến, các bạn thuyền nhanh chóng khiêng cá từ ghe lên cảng để kịp bán cho thương lái. Anh Nguyễn Hiệp (trú tại phường Phú Yên) cho biết, chuyến đi biển lần này kéo dài hơn 50 ngày, anh được chia hơn 15 triệu đồng. “Số tiền này tôi dành mua cặp sách, vở cho con chuẩn bị bước vào năm học mới,” anh nói, ánh mắt ánh lên niềm vui giản dị giữa nhọc nhằn mưu sinh.

Tại cảng, nhiều lao động nữ có mặt từ sáng sớm để chờ tàu cá về sẽ có chủ hoặc thương lái thuê.

Chị Nguyễn Thị Gái (áo xanh) cùng 1 người khác hợp sức 'đưa' cá ngừ lên xe đẩy.

Thu nhập của những người phụ nữ này phụ thuộc vào tàu về. Hôm tàu về nhiều được trên 100.000 đồng trong buổi sáng, nhưng có ngày chỉ chừng vài chục nghìn, có khi không.

Một người phụ nữ thu mua cá "thử" thịt cá trước khi đưa vào xe đông lạnh.

Đại diện Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kinh doanh xăng dầu Mười Sum cho biết, hiện công ty đăng ký thu mua cá ngừ đại dương của gần 60 tàu thuyền khai thác cá ngừ đại dương tại tỉnh Đắk Lắk.

Theo đại diện doanh nghiệp, mức thu mua 100.000 đồng/kg là quá thấp so với chi phí mà mỗi chuyến thuyền phải bỏ ra. “Với giá này, ngư dân chỉ đủ xoay vòng, hầu như không có lãi,” vị này cho biết.

Ngoài cá ngừ đại dương, các thuyền còn đánh bắt nhiều loại cá khác như cá cờ. Trong ảnh là cá cờ nặng hơn 200kg.

Đắk Lắk hiện có 4 cảng cá là: Đông Tác, Phú Lạc, Dân Phước và Tiên Châu. Toàn tỉnh hiện có gần 2.900 tàu cá, trong đó có hơn 400 tàu đi khai thác cá ngừ đại dương, sản lượng hằng năm khoảng từ 3.500 - 4.000 tấn.

Theo Giám đốc Ban Quản lý Cảng cá, hiện nay ngư dân trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt các quy định khai thác trên biển, không xâm phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện ghi chép hành trình khai thác đảm bảo.

Theo Minh Minh (VTCNews)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".