Tâm thế cán bộ, nhân dân Tây Nguyên sau sáp nhập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau nhiều ngày vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền cấp xã mới, không khí tại các địa phương ở Tây Nguyên trở nên sôi động, khẩn trương, đầy kỳ vọng. Sự thay đổi về bộ máy đang kéo theo chuyển động tích cực từ cơ sở, cán bộ gần dân hơn, lắng nghe nhiều hơn. 

Người dân Tây Nguyên cảm nhận rõ nét một chính quyền phục vụ sau thời gian thử nghiệm

Tại Đảng uỷ xã Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk (được thành lập trên cơ sở sáp nhập thị trấn Krông Năng, xã Phú Lộc và xã Ea Hồ), ông Y Bhul Mlô - người có uy tín buôn Mrưm chia sẻ, việc công bố quyết định sáp nhập đơn vị hành chính đã đánh dấu bước chuyển quan trọng trong tổ chức bộ máy của đất nước.

Người dân làm các thủ tục tại phường Xuân Hương - Đà Lạt.

Người dân làm các thủ tục tại phường Xuân Hương - Đà Lạt.

“Bà con buôn làng mong muốn sau khi chính quyền mới đi vào hoạt động, cán bộ nhiệt tình phục vụ, gần dân, lắng nghe dân, để bà con tin tưởng, đoàn kết dựng xây quê hương Krông Năng ngày càng giàu đẹp”, ông Y Bhul Mlô nói.

Ông Y Bhul Mlô (bìa trái) trao đổi với người dân.

Ông Y Bhul Mlô (bìa trái) trao đổi với người dân.

Ông Nguyễn Bá Bân - Chủ tịch UBND xã Ea Súp không giấu được sự hồi hộp, xúc động trong ngày lịch sử. Theo ông, việc sáp nhập không chỉ thay đổi lớn cả về địa giới và phương thức vận hành, hơn thế việc xóa bỏ cấp trung gian (huyện) đòi hỏi bộ máy cấp xã phải đủ năng lực, bản lĩnh và tư duy đổi mới để thích ứng và thực thi hiệu quả nhiệm vụ.

"Bây giờ tôi lên xã làm giấy tờ đăng ký đất đai không phải chờ lâu, đi lại nhiều lần như trước, hồ sơ được tiếp nhận rõ ràng. Thái độ phục vụ rất tốt” - chị H’Mi Niê (buôn Jang Lành), chia sẻ.

Còn ông Sao Y Me - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Buôn Đôn (tiền thân xã Krông Na, huyện Buôn Đôn) kỳ vọng rất lớn vào mô hình xã mới.

Ông cho hay, đội ngũ cán bộ trẻ của xã hiện nay có lợi thế về chuyển đổi số, công nghệ thông tin, có thể đưa ra những giải pháp mới, hiệu quả hơn cho sự phát triển của địa phương. Khi được trao quyền nhiều hơn, cấp xã sẽ chủ động trong kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, giải quyết các vấn đề dân sinh sát với thực tiễn hơn.

Xã triển khai đồng bộ chương trình công tác 100 ngày đầu. Hệ thống phân công nhiệm vụ được rà soát, bổ sung. Nhiều người dân khi đến thực hiện các thủ tục cảm nhận rõ những thay đổi hướng tích cực.

Chạy thử trơn tru, sẵn sàng vận hành

Trước ngày vận hành chính thức từ 1/7, 6 xã, phường mới thuộc 3 tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Đắk Nông đã vận hành thử nghiệm từ ngày 23/6. Tại phường Xuân Hương - Đà Lạt (Lâm Đồng) bố trí 12 quầy giải quyết thủ tục hành chính, với đầy đủ trang thiết bị, máy móc phục vụ người dân, kể cả các lĩnh vực đang vận hành của các ngành dọc như công an, văn phòng đăng ký đất đai, thuế...

Người dân hài lòng khi trải nghiệm "được phục vụ" bởi mô hình chính quyền cấp xã mới.

Người dân hài lòng khi trải nghiệm "được phục vụ" bởi mô hình chính quyền cấp xã mới.

Anh Cao Văn Minh (trú phường 4) đến làm thủ tục chiều 30/6, chia sẻ: "Tôi đến UBND phường để làm thủ tục giấy tờ, thấy mọi thứ được sắp xếp rất chu đáo. Có bảng hướng dẫn cụ thể, loa phát thanh thông báo liên tục nên không bị lúng túng. Đặc biệt, các cán bộ ở đây rất nhiệt tình, hướng dẫn từng bước một nên tôi không phải chờ đợi lâu, mọi thủ tục đều được giải quyết nhanh chóng".

Tương tự, toàn bộ công tác chuẩn bị tại xã Đức Trọng (Lâm Đồng mới) đã hoàn tất, sẵn sàng vận hành sau sáp nhập.

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra thực tế tại xã Đức Trọng.

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra thực tế tại xã Đức Trọng.

Ông Trần Trung Hiếu, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: “Sau 7 ngày vận hành thử, xã đã sẵn sàng vận hành chính thức, phục vụ người dân một cách hiệu quả”.

Tâm thế cán bộ, nhân dân ở tỉnh rộng thứ 3 cả nước sau sáp nhập

Để có mặt tại buổi lễ công bố Đắk Lắk và Phú Yên chính thức “về chung một nhà” vào sáng 30/6, chị Nguyễn Thị Ngàn (Phú Yên), đã xuất phát từ ngày hôm qua. Chị tâm sự, bản thân rất vui vì Phú Yên và Đắk Lắk hợp nhất thành 1 tỉnh.

“Phú Yên có biển, có cá ngừ đại dương; Đắk Lắk có rừng, cà phê, sầu riêng… Khi hợp nhất sẽ tạo điều kiện cho tỉnh phát triển kinh tế biển - rừng. Tôi mong muốn nhân dân cùng đoàn kết, giao lưu văn hoá, cùng chung tay phát triển tỉnh nhà giàu, mạnh”, chị Ngàn chia sẻ.

Tỉnh Đắk Lắk mới có biển và rừng.

Tỉnh Đắk Lắk mới có biển và rừng.

Anh Võ Tiến Tuấn Niê - Phó Trưởng Ban phụ trách Ban Thanh thiếu nhi - Trường học (Tỉnh Đoàn Đắk Lắk) kỳ vọng việc hợp nhất 2 tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên sẽ giúp bộ máy ngày càng tinh gọn.

Đối với công tác thanh niên, anh hy vọng sẽ được phát huy thế mạnh về công nghệ số, chuyển đổi số. Là người con của mảnh đất đại ngàn, anh Võ Tiến Tuấn Niê kỳ vọng sự hợp nhất này sẽ phát huy thế mạnh của 2 tỉnh, tạo thành một thể thống nhất. Nhân dân hai địa phương tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, là anh em cùng nhau xây đắp quê hương giàu mạnh.

Thanh niên Đắk Lắk phấn khởi trước thời khắc lịch sử của tỉnh nhà.

Thanh niên Đắk Lắk phấn khởi trước thời khắc lịch sử của tỉnh nhà.

Ông Hồ Hồng Nam - Bí thư Đảng uỷ phường Xuân Đài (Phú Yên cũ) cho biết, ngay sau buổi lễ sẽ quyết liệt tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ của phường trong giai đoạn mới.

Đảng uỷ phường Xuân Đài quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Đảng uỷ phường Xuân Đài quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Ông Nguyễn Đình Trung, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk cho biết: “Chúng tôi luôn nhận thức đây là vinh dự lớn lao nhưng cũng là trọng trách nặng nề, đồng thời luôn ý thức rõ trách nhiệm của mình trước Đảng, Nhà nước và nhân dân trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao”.

Sau khi sắp xếp, tỉnh Đắk Lắk có diện tích tự nhiên hơn 18.000km2, quy mô dân số hơn 3,3 triệu người, lớn thứ 3 cả nước. Tỉnh Đắk Lắk giáp các tỉnh Gia Lai, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Vương quốc Cam-pu-chia và Biển Đông.

Theo Nguyễn Thảo - Thái Lâm - Huỳnh Thuỷ (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

null