Tin mới vụ trường dân lập Đắk Lắk 12 năm loay hoay vì yêu cầu trái luật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trường tiểu học dân lập Nguyễn Bỉnh Khiêm vừa được phép chuyển đổi loại hình trường. Gần 12 năm qua, lãnh đạo trường này loay hoay vì nhiều yêu cầu trái luật của cấp có thẩm quyền.

Ngày 4/7, ông Nguyễn Đình Long - Hiệu trưởng Trường tiểu học dân lập Nguyễn Bỉnh Khiêm (phường Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) cho biết, đã được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển đổi loại hình trường dân lập sang loại hình trường tư thục.

Tên gọi mới sau khi chuyển đổi là Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trường này là cơ sở giáo dục tiểu học tư thục có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; có nhiệm vụ và quyền hạn thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Cơ quan cho ban hành quyết định cho phép chuyển đổi loại hình trường Trường tiểu học dân lập Nguyễn Bỉnh Khiêm là UBND TP Buôn Ma Thuột (cũ).

Trường tiểu học dân lập Nguyễn Bỉnh Khiêm được chuyển đổi loại hình trường sau 12 năm làm thủ tục.
Trường tiểu học dân lập Nguyễn Bỉnh Khiêm được chuyển đổi loại hình trường sau 12 năm làm thủ tục.

Như Tiền Phong đưa tin, gần 12 năm qua, Trường tiểu học dân lập Nguyễn Bỉnh Khiêm loay hoay xin chuyển loại hình trường. Trong khi tại khoản 1 Điều 9 Thông tư số 11/2009 quy định thủ tục này chỉ mất 30 ngày.

Trường tiểu học dân lập Nguyễn Bỉnh Khiêm, tiền thân là Trường phổ thông cơ sở (cấp I) Lê Hồng Phong, được thành lập năm 1992 dưới sự quản lý của Thị Đoàn Buôn Ma Thuột.

Khuôn viên Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm nhìn từ trên cao.
Khuôn viên Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm nhìn từ trên cao.

Năm 1997, Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk bổ nhiệm ông Nguyễn Đình Long làm Hiệu trưởng. Cũng trong năm này, UBND tỉnh Đắk Lắk quyết định cho thuê 4.815m² đất để xây dựng trường.

Trường có tổng mức đầu tư hơn 3,5 tỷ đồng. Tỉnh Đắk Lắk hỗ trợ 140 triệu đồng, kinh phí xây dựng từ nguồn vốn tự có của trường vay ngân hàng, cổ phần. Chủ đầu tư là Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Sau khi có quyết định, Thành Đoàn Buôn Ma Thuột giao Hiệu trưởng Nguyễn Đình Long huy động vốn xây dựng trường và tổ chức hoạt động theo quy chế Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Năm 2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của các trường ngoài công lập. Theo quy định này, Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm đủ điều kiện chuyển sang tư thục.

Tuy nhiên, từ năm 2013, UBND TP Buôn Ma Thuột (cũ) liên tục yêu cầu bổ sung hồ sơ chuyển đổi mà không đồng ý.

Đến năm 2024, trường khởi kiện UBND TP Buôn Ma Thuột (cũ) vì vi phạm pháp luật trong việc không chuyển đổi loại hình. Bản án số 37/2025 yêu cầu UBND thực hiện theo quy định.

Tuy nhiên, UBND TP Buôn Ma Thuột (cũ) đã chậm thực hiện nên ngày 21/6, UBND tỉnh Đắk Lắk ra công văn phê bình, yêu cầu làm rõ trách nhiệm cá nhân liên quan và chỉ đạo, nếu không hoàn thành đúng hạn (trước ngày 30/6), các cá nhân và tập thể sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Theo Huỳnh Thủy (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

null