Không cấm tuyệt đối việc dạy thêm, học thêm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dự thảo Luật Nhà giáo sau khi chỉnh lý quy định theo hướng không cấm tuyệt đối việc dạy thêm, học thêm, nhưng quy định rõ nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh

Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 46, sáng 9-6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh báo cáo về một số vấn đề lớn trong giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo.

Theo ông Nguyễn Đắc Vinh, một điểm mới đáng chú ý là dự thảo Luật Nhà giáo đã làm rõ các đối tượng điều chỉnh bao gồm nhà giáo làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và cả những trường hợp người có chức danh nhà giáo kiêm nhiệm chức vụ quản lý; nhà giáo đã nghỉ hưu nhưng đang tham gia giảng dạy tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Dự thảo luật không điều chỉnh các nhân sự khác như nhân viên trường học hay nhà giáo thỉnh giảng, bởi các đối tượng này được điều chỉnh bởi Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp và Luật Giáo dục đại học.

Tiếp thu các ý kiến đại biểu, dự thảo luật quy định nhà giáo là giảng viên đại học có quyền tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp. Ông Nguyễn Đắc Vinh cũng nêu rõ: “Đề xuất mở rộng chính sách này cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cần được nghiên cứu kỹ. Sau khi đánh giá, tổng kết thực tiễn thi hành sẽ có căn cứ mở rộng đối tượng ở giai đoạn tiếp theo. Việc phân công nhiệm vụ, cân đối phân bổ thời gian làm nhiệm vụ của nhà giáo tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp sẽ được quy định chi tiết trong văn bản hướng dẫn thi hành”.

Về dạy thêm, học thêm - nội dung nhận được sự quan tâm đặc biệt của xã hội, dự thảo luật quy định theo hướng không cấm tuyệt đối việc dạy thêm, học thêm, nhưng quy định rõ nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức. Các quy định chi tiết về việc nhà giáo không được dạy thêm cho học sinh mình đang trực tiếp giảng dạy đã được Bộ GD-ĐT ban hành.

Với nhà giáo khu vực ngoài công lập, tiền lương được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động, không quy định mức lương “không thấp hơn khu vực công lập”

Với nhà giáo khu vực ngoài công lập, tiền lương được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động, không quy định mức lương “không thấp hơn khu vực công lập” để tạo điều kiện xã hội hóa giáo dục và đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ của cơ sở ngoài công lập.

Bên cạnh đó, thực hiện đúng nguyên tắc xây dựng pháp luật mới, dự thảo luật được chỉnh lý theo hướng không sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trực tiếp một số điều, khoản của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp. Thay vào đó, Chính phủ sẽ đưa các quy định cần sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ vào 3 luật chuyên ngành nêu trên khi trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 10.

Theo ANH PHƯƠNG (SGGPO).

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Phấn đấu 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số trong năm 2025

Gia Lai: Phấn đấu 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số trong năm 2025

(GLO)- Ngày 26-6, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch số 1931/KH-UBND triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tỉnh đề ra mục tiêu có 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số để phục vụ học tập, nghiên cứu, sáng tạo trong năm 2025.

Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Lê Lợi (TP. Pleiku) trao đổi về đề thi môn Toán. Ảnh: Đ.T

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Đề Toán có tính phân hóa cao

(GLO)- Sau bài thi môn Ngữ văn vào buổi sáng, chiều nay (26-6) sĩ tử Gia Lai tiếp tục kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với môn Toán. Theo ghi nhận của P.V, sau 90 phút làm bài, đa số thí sinh đều cho rằng đề Toán năm nay có một số khác biệt về cấu trúc định dạng và có độ phân hóa rõ rệt.

Các trường đại học chuyển đổi tư duy để không 'lỡ nhịp' đột phá phát triển KH-CN

Các trường đại học chuyển đổi tư duy để không 'lỡ nhịp' đột phá phát triển KH-CN

Các trường đại học đang tập trung triển khai một số đề án trọng điểm để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển khoa học công nghệ. Quá trình này gắn liền với quá trình tái cấu trúc mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, chuyển đổi tư duy trong các hoạt động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo.

Cơ hội đột phá của ngành giáo dục

Cơ hội đột phá của ngành giáo dục

Phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, ngày 16-6-2025 là một ngày rất đặc biệt đối với ngành giáo dục vì Quốc hội đã ấn nút thông qua Luật Nhà giáo. Đây là một sự kiện rất quan trọng đối với ngành giáo dục.

null